3. Đánh giá chung về hoạt động xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam trong thời gian qua
3.2. Những bất lợ
Một là: Nhìn chung, tuy Việt Nam đã bước đầu hình thành các vùng sản xuất hàng hoá tập trung nhưng khối lượng hàng hoá còn nhỏ bé, thị phần trên thế giới thấp, chất lượng chưa đồng đều và ổn định.
Việt Nam chưa hình thành được các vùng chuyên canh sản xuất hàng tươi sống và vùng nguyên liệu tập trung cho các nhà máy chế biến lớn theo yêu cầu kỹ thuật và kinh tế. Gạo của Việt Nam chưa đảm bảo độ đồng nhất về quy cách chất lượng ngay
doanh nghiệp mình trên vỏ bao bì. Điều đó làm cho giá xuất khẩu của nông sản Việt Nam thấp hơn các nước khác.
Hai là: phần lớn các loại giống cây con hiện đang được nông dân sử dụng có năng xuất và chất lượng thấp hơn so với các nước trên thế giới và các đối thủ cạnh tranh trong khối ASEAN. Trên địa bàn cả nước chưa hình thành được một hệ thống cung ứng giống cây con tốt cho người sản xuất, từ giống nguyên chủng cho đến giống thương phẩm. Hầu hết người nông dân đã tự sản xuất giống cây con cho mình từ vụ thu hoạch trước hoặc mua giống trên thị trường trôi nổi mà không có sự đảm bảo về chất lượng đặc biệt là giống các loại cây ăn quả, cây lương thực, cây rau…Năng suất lúa của Việt Nam chỉ bằng 56% năng suất lúa của Trung Quốc và thấp thua nhiều so với lúa của Nhật Bản, Italia, Mỹ. Năng xuất cà chua của ta chỉ bằng 60% năng suất cà chua thế giới, cao su Việt Nam mới đạt năng suất 1.5 tấn/ha, so với năng suất thế giới là 1.5 - 2 tấn/ha, thấp hơn tới30 - 40%.
Ba là: So với các đối thủ cạnh tranh, Việt Nam có cùng công nghệ chế biến lạc hậu, chưa đảm bảo chất lượng sản phẩm theo yêu cầu tiêu dùng của các thị trường khó tính như: Nhật Bản, EU, Bắc Mỹ...Mặt khác, kết cấu hạ tầng phục vụ cho việc vận chuyển, bảo quản dự trữ, bốc xếp hàng hoá nông sản, nhất là hàng tươi sống còn yếu kém nên giá thành sản phẩm và phí gián tiếp khác tăng nhanh. Ví dụ: Do công suất bốc xếp ở cảng Sài Gòn là 1000 tấn/ngày chỉ bằng ½ công suất cảng Băng Cốc (Thái lan), cho nên cảng phí cho 1 tàu chở gạo 10000 tấn ở Việt Nam là 40000 USD, còn ở cảng Băng Cốc là 20000 USD, như vậy là chi phí tại cảng trong khâu bốc xếp của Việt Nam còn cao hơn gấp đôi so với cảng Băng Cốc.
Bốn là: Năng lực quản lý sản xuất kinh doanh, chế biến và xuất khẩu nông sản chưa đáp ứng được yêu cầu trong điều kiện tự do hoá thương mại, đặc biệt là khâu marketing, dự tính về dự báo thị trường. Mối liên kết giữa các khâu sản xuất, chế biến, xuất khẩu, giữa khâu cung ứng vật tư đầu vào và tiêu thụ sản phẩm đầu ra, giữa khâu kỹ thuật với khâu kinh tế…chưa thiết lập được một cách vững chắc để đảm bảo sự ổn định về số lượng và chất lượng cũng như hiệu quả sản xuất kinh doanh hàng nông sản xuất khẩu theo yêu cầu của thị trường.
Năm là: Tuy chủng loại hàng hóa xuất khẩu của ta đa dạng hơn nhưng nhìn chung thì diện mặt hàng vẫn còn khá đơn điệu, chưa có sự thay đổi đột biến về chủng loại, về chất lượng, xuất khẩu chủ yếu vẫn dựa vào một vài mặt hàng chủ lực, truyền thống như gạo, cà phê, cao su, cao su, hải sản,...mà phần lớn chúng đều tiềm ẩn nguy cơ tăng trưởng chậm dần do gặp phải những hạn chế mang tính cơ cấu như: diện tích có hạn, năng suất có hạn, khả năng khai thác có hạn...và khả năng cạnh tranh ngày càng giảm dần.
Sáu là: Bộ máy quản lý hành chính nhà nước vẫn còn quan liêu, trì trệ, chưa thông thoáng và bảo thủ đã làm nản lòng các nhà đầu tư kinh doanh trong và ngoài nước, tâm trạng tăng giá thành sản xuất và giá thành sản phẩm xuất nhập khẩu. Do vậy, lợi thế tiềm năng không thể phát huy hết được.
Bảy là: Trong quá trình tự do hóa thương mại, một số doanh nghiệp kinh doanh hàng nông, lâm, thủy sản làm ăn thua lỗ, không có khả năng cạnh tranh sẽ bị phá sản theo quy luật. Điều bất lợi này Việt Nam cũng phải chấp nhận một cách tự nhiên, bình thường theo vận hành của quy luật kinh tế thị trường. Một số mặt hàng nông sản tiêu thụ nội địa trong vài năm qua sẽ bị cạnh tranh và giảm dần hoặc mất thị trường ngay trên quê hương mình. Điều đó cũng dễ hiểu và chúng ta phải tiếp nhận nó như một việc bình thường, không phải chỉ đối với nước ta mà đối với tất cả các nước khác. Nhưng trước mắt, điều bất lợi này sẽ gây ra những tác động tiêu cực tạm thời cả trên lĩnh vực kinh tế - xã hội và chính trị.
Từ những tổng kết về một số kết quả bước đầu cho thấy, sức cạnh tranh của hàng nông sản Việt Nam còn quá thấp. Chi phí sản xuất cao đang là một trở ngại đối với người nông dân. Kinh tế nông thôn phần lớn đang phát triển theo hướng tự phát, thiếu quy hoạch, bị động trong việc tiêu thụ sản phấm, thiếu nguyên liệu và sử dụng công nghệ lạc hậu. Minh chứng rõ ràng nhất là mặt hàng mía đường. Sau hơn 10 năm triển khai trương trình 1 triệu tấn đường, năng suất mía của Việt Nam chỉ nhích từ 48 tấn/ha lên trên 55 tấn/ha/năm, trong khi các nước tiên tiến đã vượt ngưỡng 100 tấn/ha/năm. Thách thức tiếp theo là sản xuất nông nghiệp rất manh mún, công nghệ
hàng nông sản của Việt Nam nhìn chung là xuất khẩu với giá thấp hơn so với các nước trong khu vực. Ví dụ như việc phát triển rau quả, cả nước có tới 750000 ha, nhưng kim ngạch xuất khẩu chỉ đạt trên 200 triệu USD/năm, trong khi Thái lan chỉ có 2560 ha mà kim ngạch xuất khẩu đã đạt tới trên 1 tỷ USD. Về vấn đề chất lượng và VSATTP. Đây là một trong những mấu chốt trong việc đưa mặt hàng nông sản Việt Nam tiếp cận và mở rộng ra thị trường thế giới. Ngoài một số mặt hàng thủy sản, gạo đạt chất lượng khá tốt thì khá nhiều mặt hàng nông sản Việt Nam chưa đáp ứng được yêu cầu của các thị trường khó tính. Ví dụ: cà phê Việt Nam, tuy đúng thứ 2 thế giới về xuất khẩu, nhưng lại chiếm tới 80% số cà phê bị loại. Các quy định ATVSTP ở Việt Nam còn thiếu và yếu, vì thế thường bị động trước những yêu cầu của các nước nhập khẩu. Quy trình “nông nghiệp sạch” còn rất manh mún...
Những bất lợi phân tích trên đây phần lớn do nguyên nhân chủ quan gây ra nên có thể khắc phục được trong tương lai gần nếu chúng ta có quyết tâm nếu chúng ta có quyết tâm và có các giải pháp kịp thời, đúng đắn. Nếu khắc phục tốt thì những bất lợi này có thể lại trở thành các lợi thế tiềm ẩn của hàng hóa nông sản xuất khẩu của nước ta nói riêng và cho tất cả các loại nông sản phẩm khác nói chung trong bối cảnh tự do hóa thương mại toàn cầu.
Tóm lại, xét về tổng thể, hoạt động xuất khẩu nông sản của Việt Nam tuy đã đạt được nhiều thành tích đáng khích lệ và có nhiều lợi thế cần được khai thác nhưng vẫn còn nhiều tồn tại và bất lợi. Những tồn tại và bất lợi này đều có sự liên quan chặt chẽ với nhau, vừa là nguyên nhân, vừa là hậu quả của nhau, đòi hỏi phải được sử lý một cách dứt điểm, đồng bộ và toàn diện.
Nền nông nghiệp Việt Nam đang trên đà phát triển và hòa nhập xâu vào xu thế chung của nông nghiệp các nước trong khu vực và toàn cầu, tuy nhiên tiến trình này về mức độ và hiệu quả không chỉ phụ thuộc vào bản thân sự cố gắng của phía Việt Nam, mà còn phụ thuộc vào xu thế chung của thị trường hàng hóa nông sản thế giới. Trong định hướng phát triển nông nghiệp của mình vấn đề quan trọng được đặt ra là khả năng thực sự về mức độ đáp ứng của sản xuất, xuất khẩu đối với nhu cầu thế giới đến đâu, không chỉ về số lượng mà còn yêu cầu cao về chất lượng sản phẩm, đẹp về hình
thức, phong phú và đa dạng về chủng loại và giá cả hợp lý nhằm tăng sức hấp dẫn đối với người tiêu dùng. Do vậy, nâng cao khả năng sản xuất, phát huy các lợi thế cạnh tranh của nông sản hàng hóa Việt Nam trên thị trường là vấn đề cốt lõi trong chiến lược phát triển nông nghiệp hướng ra xuất khẩu của Việt Nam.