Chuyên đề thực tập và đề cơng sơ bộ

Một phần của tài liệu CƠ CẤU TỔ CHỨC, CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ CỦA SỞ NÔNG NGHIỆP & PTNT TỈNH NAM ĐỊNH.DOC (Trang 27 - 29)

Làng nghề nông thôn có khả năng thu hút nhiều lao động góp phần tích cực giải quyết việc làm cho lao động cả thành thị lẫn nông thôn. Phát triển mạnh ngành nghề truyền thống sẽ tạo thêm nhiều sản phẩm đáp ứng ngày càng tốt nhu cầu tiêu dùng trong nớc và xuất khẩu, tăng thu nhập quốc dân và tăng nguồn thu tích luỹ bằng ngoại tệ cho đất nớc. Đây là tiềm năng và thế mạnh của nớc ta nói chung và của tỉnh Nam Định nói riêng. Tuy vậy trong những năm gần đây, khi chuyển sang cơ chế thị trờng, mặc dù Nhà nớc ta đã có những chính sách khuyến khích sự phát triển của nhiều thành phần kinh tế, khuyến khích sự phát triển của các ngành nghề nông thôn, thế nhng việc phát triển các làng nghề vẫn con tồn tại

rất nhiều khó khăn. Vì vậy em đã chọn nghiên cứu chuyên đề thực tập về làng nghề với đề tài “ Thực trạng và các giải pháp phát triển làng nghề ở một số huyện của tỉnh Nam Định”.

Đề cơng sơ bộ của chuyên đề thực tập của em gồm 3 phần:

- Phần I: Cơ sở khoa học về việc phát triển làng nghề tỉnh Nam Định - Phần II:Thực trạng phát triển làng nghề ở một số huyện của tỉnh Nam Định.

kết luận

Nớc ta đang trong thời kỳ phát triển CNH- HĐH nông nghiệp, nông thôn, gắn liền với nó là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hớng CNH – HĐH. Khôi phục, phát triển làng nghề truyền thống và hình thành làng nghề mới rất phù hợp với dịnh hớng đó. Bởi vì làng nghề truyền thống là một tế bào góp phần làm nên CNH – HĐH. Làng nghề truyền thống có thể kết hợp với đại công nghiệp sản xuất ra một lợng tổng sản phẩm lớn cho nhu cầu xã hội, đáp ứng kịp thời những nhu cầu đa dạng, muôn vẻ của đời sống, của kinh tế thị trờng, có khả năng thu hút nhiều lao động, góp phần tăng thu nhập quuốc dân và ngân sách Nhà nớc, phát triển Văn hoá - Kĩ thuật, khắc phục những mâu thuẫn giữa dân số và lao động, cách biệt giữa miền núi và miền xuôi, giữa thành thị và nông thôn. Làng nghề vừa là kết quả là điều kiện của quá trình tập trung hoá và phân công lao động ở nông thôn. Đây vừa là nội dung của CNH, vừa là nội dung của việc phát triển kinh tế lãnh thổ trong khu vực.

Nam Định là một tỉnh có nhiều làng nghề và có truyền thống lịch sử phát triển lâu đời, vì vậy phát triển làng nghề là một hớng đi rất đúng đắn cho sự nghiệp phát triển CNH – HĐH nông nghiệp, nông thôn.

Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Hoàng Văn Định và các cô chú trong Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã giúp đỡ em trong quá trình hoàn thành báo cáo này.

Một phần của tài liệu CƠ CẤU TỔ CHỨC, CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ CỦA SỞ NÔNG NGHIỆP & PTNT TỈNH NAM ĐỊNH.DOC (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(25 trang)
w