28 THUẤN 31 THUẬN Đ/C
3.1 Dự báo nhu cầu thị trường may mặc nội địa 1 Thị trường may mặc nội địa
3.1.1 Thị trường may mặc nội địa
Nước ta là một nước đông dân cư với hơn 80 triệu dân năm 2007, và dự đoán dân số vẫn tăng với tôc độ 2% một năm trong những năm sắp tới. Đây là một thị trường đầy tiềm năng. Theo dự tính sơ bộ, nếu GDP bình quân đầu người của Việt Nam đạt 600- 800 USD và ước đạt hơn 1000 USD vào năm 2010 thì mức tiêu dùng hàng hoá tính theo đầu người là 250 USD đến 350 USD một năm và đến năm 2010 sẽ là 400 đến 450 USD một năm. Trong khi đó mức tiêu dùng hàng dệt may chỉ chiếm khoảng 6% đến 8% tổng thu nhập.
0 200 400 600 800 1000 1200 2001 2005 2006 2007 2008 2015 Thu nhập bình quân đầu người(USD)
Điều đó cho thấy nhu cầu về các hàng hoá tiêu dùng nói chung và các hàng may mặc nói riêng là rất lớn trong những năm tiếp theo. Do đó các doanh nghiệp cần nghiên cứu kĩ thị hiếu, nắm bắt nhu cầu về tổ chức sản xuất cho phù hợp, đưa nhanh các tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất đê nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, hình thành và tổ chức các mạng lưới tiêu thụ tại các thành phố, các khu công nghiệp tập trung, các khu dân cư, các vùng nông thông, vùng sâu, vùng xa từng bước chiếm lĩnh và làm chủ thị trường giàu tiềm năng trong nước.
Mặt khác như đã đề cập ở trên thị trường nội địa là một thị trường đầy tiềm năng mà hiện nay vẫn chưa được các doanh nghiệp nước ta quan tâm đúng mức. Đây là một sai lầm của các doanh nghiệp may Việt Nam nói chung và của May Thăng Long nói riêng. Ngành dệt may hiện đang được Nhà nước rất quan tâm do chúng ta có lợi thế so sánh trong cung cấp mặt hàng này. Nhân công của chúng ta rất dồi dào, đào tạo nhanh và giá cả lao động cạnh tranh. Mục tiêu của dệt may Việt Nam trong những năm tới là Lấy thị trường nội địa làm nền tảng và lấy xuất khẩu làm động lực phát triển do chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đề ra cho thấy tầm quan trọng của thị trường may nội địa và xu hướng tăng trưởng của thị trường này trong những năm tới.