Lĩnh vực dịch vụ thẻ

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần á châu trong quá trình hội nhập quốc tế (Trang 64 - 66)

Trong năm 2006, thị trường thẻ Việt Nam với sự tham gia của 30 ngân hàng đã tạo ra sự cạnh tranh quyết liệt. Đồng thời đây cũng là sự phát triển vượt bậc của thị trường thẻ Việt Nam với 20 ngân hàng phát hành thẻ nội địa và 10 ngân hàng phát hành thẻ quốc tế. Số lượng thẻ phát hành trên 3,5 triệu thẻ, trong đó thẻ nội địa khoảng 3 triệu và thẻ quốc tế là 0,5 triệu. Tới cuối năm 2006 số lượng máy ATM trong toàn hệ thống khoảng 2.200 máy và tổng số điểm chấp nhận thanh toán thẻ đã lên trên 14.000 điểm( )10.

Do điều kiện phát hành đơn giản, dễ sử dụng, phù hợp với thị trường Việt Nam nên hoạt động phát hành thẻ nội địa đã phát triển và có sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng. Mở đầu bằng Vietcombank phát hành thẻ Connect 24 và triển khai hệ thống VCB – ATM. Ngay lập tức các ngân hàng khác cũng đưa ra những sản phẩm thẻ đầu tiên của mình như : Cash Card, ATM Gold Card, ATM S-Card của Incombank; thẻ Vạn dặm của BIDV, thẻ đa năng của ngân hàng Đông Á, Fast Access của Techcombank, Saigon Bank Card của ngân hàng Sài gòn công thương, ACB e-card, Citimard của ACB, . . .

Bên cạnh đó, các loại thẻ tín dụng quốc tế cũng ngày càng có nhiều ngân hàng tham gia. Trong giai đoạn đầu, VCB và ACB chiếm lĩnh thị trường thẻ tín dụng quốc tế. Nhưng cho đến nay đã có 10 ngân hàng tham gia vào lĩnh vực này.

10 ThS. Nguyễn Trọng Nghĩa, Các giải pháp nhằm phát triển thị trường thẻ NHVN đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế, TCNH số 15/2006

Từ tháng 2/2005, Incombank đã chính thức triển khai nghiệp vụ phát hành thẻ tín dụng quốc tế Visa và Mastercard. Ngày 15/11/2005, Eximbank ra mắt sản phẩm mới mang tên Eximbank – Visa debit kết hợp 2 tính chất : thanh toán toàn cầu và sử dụng số dư tài khoản trên cùng một sản phẩm thẻ.

Tháng 11/2005, ACB đã phát hành thẻ quốc tế Mastercard Dynamic kết hợp những tính năng của thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ. Dùng thẻ này, chủ thẻ được ngân hàng cấp thêm một hạn mức tín dụng, giúp chủ thẻ linh hoạt trong việc sử dụng thẻ và nhận được một số hỗ trợ khác.

Ngoài ra, ACB cũng triển khai chương trình phát triển ATM. Với kế hoạch đến năm 2010 sẽ lắp đặt thêm 250 – 300 máy trên cả nước so với 40 máy vào cuối năm 2006. Do đó, ACB sẽ có một kênh ATM lớn nhất nếu không kể đến các NHTMNN.

BẢNG 2.19 : TÌNH HÌNH DỊCH VỤ THẺ CỦA ACB

CHỈ TIÊU ĐVT 2004 2005 30/9/2006

Số lượng thẻ phát hành Thẻ 80.601 145.267 193.207 Thẻ quốc tế Thẻ 62.767 123.063 170.270 Thẻ nội địa Thẻ 17.834 22.204 22.937 Số lượng đại lý Đại lý 4.790 5.584 5.972 Doanh số giao dịch chủ thẻ Tr.đồng 341.516 1.265.800 1.261.164

Nguồn : Báo cáo thường niên ACB năm 2004, 2005, 2006

Ngân hàng Á Châu cũng là một trong những ngân hàng đi đầu trong việc giới thiệu sản phẩm thẻ quốc tế tại Việt Nam. ACB chiếm lĩnh thị phần cao về các loại thẻ tín dụng quốc tế như Visa và Mastercard. Năm 2004, ACB đã phát hành được 80.601 thẻ trong đó thẻ tín dụng quốc tế là 62.757 thẻ và thẻ nội địa là 17.834 thẻ, đạt doanh số giao dịch 341,516 tỷ đồng. Năm 2005, số lượng thẻ phát hành tăng 80,23% so với năm 2004, đạt 145.267 thẻ, trong đó tốc độ phát hành thẻ quốc tế tăng 96,06%, với 123.063 thẻ, đạt 1.265,8 tỷ đồng doanh số giao dịch thẻ. Tới thời điểm tháng 9/2006, số lượng thẻ của ACB đã đạt 193.207 thẻ, với doanh số giao dịch đạt

1.261,164 tỷ đồng. Hiện nay, trong lĩnh vực thẻ tín dụng quốc tế, ACB cung cấp các sản phẩm thẻ như : ACB – Visa và ACB – MasterCard; trong lĩnh vực thanh toán và rút tiền toàn cầu thì ACB có 4 sản phẩm là : ACB – Visa Electron, ACB – MasterCard Electronic, ACB – Visa Debit và ACB – Mastercard Dynamic. Mặt khác, trong lĩnh vực thẻ tín dụng và thanh toán nội địa thì ACB cung cấp các loại thẻ đồng thương hiệu khi phối hợp với các tổ chức như Tổng công ty du lịch Sài Gòn, hệ thống siêu thị Co-opmart, Maximart, Citimart để phát hành các loại thẻ tín dụng đồng thương hiệu cho khách hàng nội địa như : ACB–Saigon Co.op, ACB– Saigontourist, ACB – Mailinh, ACB – Citimart, ACB – Phước lộc thọ và ACB ecard.

Như vậy, trong lĩnh vực cung cấp sản phẩm thẻ trên thị trường ngân hàng Việt Nam hiện nay ngày càng cạnh tranh gay gắt. Trong lĩnh vực thẻ tín dụng thì VCB đang đứng vị trí số 1 trong hệ thống NHTM Việt Nam, năm 2005 đã phát hành 991.600 thẻ, trong đó thẻ tín dụng quốc tế là 51.000 thẻ và thẻ connect 24 là 940.000 thẻ. EAB với trên 626.890 thẻ năm 2006 và Eximbank đã phát hành trên 90.000 thẻ, trong đó có 28.445 thẻ tín dụng quốc tế. Đặc biệt, khi thực hiện các cam kết của WTO, các ngân hàng nước ngoài được phép đặt máy ATM bên ngoài chi nhánh thì sự cạnh tranh này còn khốc liệt hơn. Các ngân hàng phải đa dạng hoá sản phẩm và tiện ích thẻ để nâng cao chất lượng dịch vụ. Đồng thời cần quan tâm nhiều hơn tới vấn đề liên kết giữa các ngân hàng trong việc cung cấp thêm tiện ích cho khách hàng.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần á châu trong quá trình hội nhập quốc tế (Trang 64 - 66)