Tăng cường tiềm lực tài chính

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần á châu trong quá trình hội nhập quốc tế (Trang 78 - 81)

Với quy mô vốn như hiện nay, ACB sẽ khó đứng vững trog cạnh tranh trên thị trường tiền tệ Việt Nam, khi chúng ta từng bước thực hiện lộ trình cam kết của AFTA, BTA và WTO. Mặt khác, tiềm lực tài chính là một trong những nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến năng lực cạnh tranh của các ngân hàng. Do vậy, ACB phải thực hiện mọi biện pháp để tăng cường tiềm lực tài chính của mình trong giai đoạn hiện nay. Đồng thời cũng là đảm bảo những quy định của chính phủ theo nghị định số 141/2006/NĐ-CP về việc quy định mức vốn pháp định của các TCTD và nâng cao năng lực cạnh tranh của mình.

3.3.1.1. Tăng vốn điều lệ và nâng cao tỷ lệ an toàn vốn

- Tăng vốn từ bên trong :

Trong những năm qua, hoạt động kinh doanh của ACB liên tục có tốc độ tăng trưởng cao. Đây cũng là một nhân tố quan trọng để ACB thực hiện việc tăng vốn điều lệ. Nguồn vốn bổ sung tốt nhất chính là lợi nhuận giữ lại của ACB.

LỢI NHUẬN CHƯA PHÂN PHỐI CỦA ACB GIAI ĐOẠN 2002 - 2006 69,934 23,724 30,529 195,971 366,213 0 50 100 150 200 250 300 350 400 2002 2003 2004 2005 2006 Tỷ đồng

Tỷ lệ lợi nhuận chưa phân phối của ACB tăng nhanh trong giai đoạn 2003 – 2006, nếu tiếp tục giữ tốc độ tăng trưởng như hiện nay thì đây là nguồn vốn bổ sung rất lớn cho ACB. Năm 2006, lợi nhuận giữa lại của ACB đạt 366,213 tỷ VND. Mặt khác, ACB cần phát triển hơn nữa các nghiệp vụ, dịch vụ truyền thống hiện có, đồng thời khai thác các dịch vụ hiện đại – đây vốn là những dịch vụ mang lại lợi nhuận cao trong giai đoạn hiện nay. Trên cơ sở đó, ACB cần từng bước giảm tỷ trọng thu nhập từ các dịch vụ truyền thống, tăng dần tỷ trọng từ các dịch vụ hiện đại.

Hiện nay, phần lớn những người nắm giữ cổ phiếu không phải là các nhà đầu tư chuyên nghiệp. Nếu phân chia cổ tức thấp sẽ ảnh hưởng đến tâm lý cổ đông, ảnh hưởng đến giá cổ phiếu và uy tín của ngân hàng. Do đó, ACB cần xem xét thực hiện việc chia cổ tức bằng tiền mặt một phần còn lại là chia bằng

cổ phiếu sẽ được các cổ đông ủng hộ. Đây là một hình thức quan trọng trong việc tăng vốn điều lệ của ngân hàng.

- Tăng vốn từ bên ngoài

Các nguồn vốn từ bên ngoài có thể giúp ACB gia tăng vốn bao gồm : phát hành thêm cổ phiếu, tăng tỷ lệ nắm giữ của các cổ đông chiến lược, và phát hành trái phiếu chuyển đổi.

Việc ACB chính thức niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán đã tạo điều kiện thuận lợi trong việc phát hành thêm cổ phiếu phổ thông. Mặt khác, trong giai đoạn vừa qua, cổ phiếu của ACB có mức thị giá rất cao đã đem lại niềm tin cho các nhà đầu tư.

Biểu đồ Giá và khối lượng giao dịch của cổ phiếu ACB

Hiện nay, ACB đang có 4 cổ đông chiến lược nên có thể tăng vốn điều lệ thông qua việc gọi vốn từ cổ đông nước ngoài ngay khi có những quy định của chính phủ về việc mở “room” tỷ lệ khống chế của các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Giải pháp này đã được áp dụng thành công ở rất nhiều nước khác trong đó có Trung Quốc, Malaysia và Thailand. Tuy nhiên, giải pháp này chỉ có

thể thực hiện được khi các ngân hàng nước ngoài được đối xử bình đẳng so với các ngân hàng trong nước.

Bên cạnh đó, ACB cũng có thể thực hiện việc phát hành trái phiếu chuyển đổi trong thời hạn từ 3- 5 năm để nhanh chóng tăng cường tiềm lực tài chính của mình. Đây cũng là việc tiếp tục triển khai giai đoạn 2 của kế hoạch phát hành 3.000 tỷ VND trái phiếu chuyển đổi mà ACB đang thực hiện.

3.2.1.2. Nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng

Hiện nay, nợ xấu của ACB chiếm tỷ lệ rất nhỏ, chưa bao giờ tới 1%. Tuy nhiên, ACB cũng cần nâng cao chất lượng công tác thẩm định tín dụng. Đồng thời cần tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay nhằm đảm bảo, nắm bắt theo dõi đúng tình hình sử dụng vốn củ khách hàng để từ đó có biện pháp nhằm hạn chế phát sinh nợ quá hạn nói riêng và nợ xấu nói chung. Đặc biệt, cần chú ý đến tính khả thi của dự án, hạn chế tư tưởng quá coi trọng tài sản thế chấp nợ vay.

Đồng thời, ACB cần phải nâng cao chất lượng đội ngũ quản lý, cán bộ tín dụng theo hướng giỏi chuyên môn nghiệp vụ, có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp nhằm đảm bảo thực hiện tốt công việc. Đây là yếu tố quyết định đến chất lượng tín dụng, là cơ sở để hạn chế rủi ro.

Mặt khác, ACB cần nghiên cứu và hoàn thiện hơn quy định về trích lập dự phòng rủi ro tín dụng sao cho phù hợp với thông lệ quốc tế. Quỹ này được hình thành bằng cách trích lập rồi hạch toán vào chi phí hoặc trích lập từ thu nhập ròng từ lãi.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần á châu trong quá trình hội nhập quốc tế (Trang 78 - 81)