Công ty cổ phần sữa Việt Nam - Vinamilk chuyên sản xuất kinh doanh sữa và các sản phẩm từ sữa chất lượng cao. Với kinh nghiệm sản xuất sữa và các sản phẩm từ sữa, hiện nay Công ty đã sản xuất được hơn 200 sản phẩm sữa và các sản phẩm từ sữa như: sữa đặc, sữa bột và bột dinh dưỡng ( hộp thiếc 400gr và 900gr , hộp giấy ), sữa tươi, sữa chua, kem... và các loại khác.
Công ty Vinamilk có những nhiệm vụ sau:
Sản xuất và kinh doanh theo đúng ngành nghề đã đăng ký, chịu trách nhiệm trước nhà nước về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, chịu trách nhiệm trước khách hàng, trước pháp luật về sản phẩm và dịch vụ do Công ty thực hiện.
Đổi mới, hiện đại công nghệ và phương thức quản lý, sử dụng thu nhập để tái đầu tư, đổi mới thiết bị, công nghệ của công ty.
Thực hiện các nghĩa vụ đối với người lao động theo quy định của luật lao động.
Thực hiện các quy định của Nhà nước về bảo vệ tài nguyên, môi trường, quốc phòng và an ninh quốc gia.
Nộp thuế và các khoản ngân sách Nhà nước theo quy định của pháp luật. Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo định kỳ và báo cáo bất thường theo yêu cầu của đại diện chủ sở hữu, chịu trách nhiệm về tính xác thực của báo cáo.
Cơ cấu tổ chức của Công ty CP Sữa Việt Nam hoạt động theo mô hình hạch toán tập trung, có văn phòng chính tại thành phố Hồ Chí Minh; 03 Chi Nhánh kinh doanh tại Hà Nội, Đà Nẵng và Cần Thơ; 08 nhà máy và 01 xí nghiệp kho vận.
Công ty cổ phần sữa Vinamilk
Văn phòng công ty
Chi nhánh Hà Nội Chi nhánh Đà Nẵng Chi nhánh Cần Thơ
Nhà máy sữa ThốngN hất Nhà máy sữa Trường Thọ Nhà máy sữa Sài gòn Nhà máy sữa Dielac Nhà máy sữa Hà nội Nhà máy sữa Cần Thơ Nhà máy sữa Nghệ An Nhà máy sữa Bình Định Xí nghiệp kho vận
Sơ đồ 2.2: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Vinamilk TỔNG GIÁM ĐỐC PHÓ TGĐ PHÓ TGĐ PHÓ TGĐ PHÓ TGĐ GIÁM ĐỐC HC-NS GIÁM ĐỐC TC-KT GĐ CUNG ỨNGĐI ỀU VẬN GIÁM ĐỐC DỰ ÁN GIÁM ĐỐC MARKETING GIÁM ĐỐC KINH DOANH GĐ PHÒNG KHÁM ĐA KHOA GĐ TT NCDD & PTSP GIÁM ĐỐC XNKV GIÁM ĐỐC NHÀ MÁY GIÁM ĐỐC CHI NHÁNH GĐ KIỂM SOÁT NỘI BỘ HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
* Đại hội đồng cổ đông: quyết định cơ cấu vốn, bầu ra cơ quan quản lý và điều hành sản xuất kinh doanh của Công ty.
* Hội đồng quản trị định hướng các chính sách tồn tại và phát triển để thực hiện các quyết định của Đại hội đồng cổ đông thông qua việc hoạch định chính sách, ra nghị quyết hành động trong từng thời điểm phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty.
* Tổng Giám Đốc chịu trách nhiệm trước HĐQT, quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của Công ty.
* Phòng kinh doanh: thiết lập mục tiêu kinh doanh, xây dựng chiến lược và kế hoạch kinh doanh, theo dõi và thực hiện các kế hoạch kinh doanh. Nghiên cứu, xây dựng và phát triển mạng lưới kênh phân phối, chính sách phân phối, chính sách giá cả. Phối hợp với phòng Kế hoạch để đưa ra các số liệu, dự đoán về nhu cầu của thị trường.
* Phòng Marrketing: hoạch định chiến lược xây dựng nhãn hiệu cho các sản phẩm và nhóm sản phẩm, xây dựng chiến lược giá cả, sản phẩm, phân phối, khuyến mại... Phân tích và xác định nhu cầu thị trường để cải tiến và phát triển sản phẩm mới phù hợp với nhu cầu của thị trường.
* Phòng nhân sự: điều hành và quản lý các hoạt động Hành chính và Nhân sự của toàn Công ty.
* Phòng dự án: lập, triển khai, giám sát dự án đầu tư mới và mở rộng sản xuất cho các Nhà máy.
* Phòng cung ứng điều vận: xây dựng chiến lược, phát triển các chính sách, quy trình cung ứng điều vận.
* Phòng Tài chính Kế toán: quản lý, điều hành toàn bộ các hoạt động tài chính và các chiến lược về tài chính.
* Trung tâm nghiên cứu Dinh dưỡng và Phát triển sản phẩm: nghiên cứu, quản lý, điều hành các nghiệp vụ liên quan đến sản phẩm mới, sản phẩm gia công, xuất khẩu và cải tiến chất lượng sản phẩm.
* Phòng khám đa khoa: khám, tư vấn dinh dưỡng và sức khỏe cho người bệnh (khách hàng), tư vấn các sản phẩm của Công ty cho khách hàng. Phối hợp với Trung tâm nghiên cứu dinh dưỡng và phát triển sản phẩm mới trong việc đưa ra các sản phẩm có thành phần dinh dưỡng phù hợp với các nhu cầu cần thiết của khách hàng.
* Các nhà máy: quản lý hệ thống chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000, HACCP. Thực hiện các kế hoạch sản xuất đảm bảo về số lượng và chất lượng.
* Xí nghiệp kho vận: thực hiện việc giao hàng và thu tiền hàng theo các hóa đơn bán hàng. Kinh doanh kho, bến bãi, vận tải.
* Các Chi nhánh: Chỉ đạo và giám sát hoạt động của Phòng khám tư vấn dinh dưỡng tại Chi nhánh. Chỉ đạo giám sát hoạt động của Ban kế toán, Ban cung ứng và điều vận.
* Phòng Kiểm soát nội bộ: kiểm soát việc thực hiện quy chế, chính sách, thủ tục các Công ty đề ra tại các bộ phận trong Công ty.
2.1.3 Đặc điểm kinh doanh của Công ty :
2.1.3.1 Đặc điểm về sản phẩm
Các nhóm sản phẩm chính:
- Nhóm sữa bột, bột dinh dưỡng
Sữa bột và bột dinh dưỡng tiêu thụ chính tại khu vực thành thị, đối tượng chính cũng là trẻ thơ , người ốm và già yếu tại khu vực dân cư này.
- Nhóm sữa đặc, sữa vỉ và sữa cân nguyên liệu
Sữa đặc chiếm lĩnh thị trường nông thôn và miền núi, những đối tượng sử dụng chủ yếu là trẻ nhỏ, người ốm, người già, yếu. Đây là nhóm sản phẩm truyền thống của Công ty với các nhãn hiệu như: Ông Thọ, Ngôi sao phương nam, sữa đặc
chocolate, sữa đặc cà phê Moka .... Sữa đặc chia thành 03 dạng: sữa hộp, sữa vỉ 50g và sữa cân đóng túi làm nguyên liệu trong các nhà máy làm bánh kẹo.
- Nhóm sữa tươi, sữa chua uống, kem sữa chua susu
Sữa tươi, sữa chua và kem susu cho mọi lứa tuổi trong khu vực thành thị và công nghiệp. Sữa tươi tiệt trùng của Công ty được sản xuất từ sữa bò tươi nguyên chất, được xử lý bằng phương pháp UHT và không sử dụng chất bảo quản. Sữa chua uống tiệt trùng và kem sữa chua susu được chế biến từ sữa bò tươi nguyên chất, được bổ sung thêm canxi, vitamin C hoặc chất xơ hòa tan chiết xuất từ thực vật nhằm hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
- Nhóm sản phẩm bảo quản lạnh ( kem, sữa chua, phô mai, bánh flan), sản phẩm
thực phẩm ( bánh quy, chocolate ), sản phẩm giải khát ( sữa đậu nành, nước trái cây, nước tinh khiết )
Kem Vinamilk bao gồm kem sữa tươi đóng gói trong bao bì hộp 1 lít, 450ml dành cho gia đình, kem ly và kem cây mang nhãn hiệu Dino dành cho thiếu nhi. Sữa chua Vinamilk được làm từ men vi sinh sống có lợi cho ruột giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa. Sữa chua Vinamilk được chia làm các nhóm sản phẩm sữa chua truyền thống, sữa chua bổ sung thêm canxi, chất xơ và ít béo, sữa chua kefir không đường với men kefir. Nhãn hiệu: sữa chua Vinamilk, vinamilk plus, kefir. Phô mai Bò đeo nơ được chế biến trên dây chuyền của Pháp, với hai loại: phô mai hộp 140gram và phô mai vỉ.. Bánh qui dinh dưỡng Vinamilk được sản xuất theo tiêu chuẩn quốc tế về dinh dưỡng, được nghiên cứu, phát triển dưới sự giám sát của Trung tâm Nghiên cứu Phát triển sản phẩm Vinamilk. Sữa đậu nành được chiết xuất từ đậu nành chọn lọc nên không có cholesterol, được đóng trong bao bì hộp, bịch giấy, nhãn hiệu Soya. Nước trái cây fresh của Vinamilk có hàm lượng vitamin cao với các hương vị như Cam, Đào, Táo, Ôỉ, Mãng cầu, Nho, Bưởi, Dứa, Cam, dâu, Cà rốt ... Nước tinh khiết ICY được đóng trong chai PET từ nguồn nước ngầm được xử lý đặc biệt, sản xuất theo công nghệ thẩm thấu ngược, khử trùng bằng Ozon và tia cực tím trả lại vị ngọt của nước.
Cà phê có hai loại : cà phê rang xay và cà phê hòa tan, nhãn hiệu Moment, Kolac. Trà Cooltea với các hương vị trái cây tự nhiên: chanh, đào, dưa gang, me. Cooltea được đóng gói 20g phù hợp với 1 lần uống.
2.1.3.2 Đặc điểm về thị trường
Thị trường sữa ở Việt Nam hiên nay rất đa dạng về chủng loại sản phẩm và chất lượng hàng hóa. Với dân số gần 80 triệu dân và mức tiêu thụ sữa trên đầu người còn khá thấp, Việt Nam là một thị trường tiêu thụ khá hấp dẫn đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Chia sẻ, cạnh tranh chiếm lĩnh thị trường tiêu thụ sữa Việt Nam đang là mối quan tâm hàng đầu của các công ty chế biến sữa. Trong những năm vừa qua, tiêu thụ sữa ở Việt Nam tăng mạnh.
Thị trường tiêu thụ nội địa:
Nền kinh tế Việt Nam đạt tốc độ phát triển khác cao trong hơn 10 năm qua. Do vậy chất lượng cuộc sống người dân được cải thiện đáng kể nên việc tiêu dùng các sản phẩm sữa đã là nhu cầu thường xuyên của nhiều bộ phận dân chúng. Những chương trình xã hội của nhà nước như Chương trình dinh dưỡng học đường, Chương trình suy dinh dưỡng… cũng tạo điều kiện tốt cho việc tăng mức tiêu thụ sữa trên thị trường nội địa. Bản thân Công ty Vinamilk đã chủ động và tích cực quảng bá sản phẩm của mình qua các chương trình tài trợ, chương trình tiếp thị và phát triển mạng lưới Nhà phân phối trên toàn quốc. Doanh số của Vinamilk năm 2003 đạt 2.736 tỷ đồng, năm 2004 đạt 3.234 tỷ đồng, đến năm 2005 đạt 4.252 tỷ đồng. Với định hướng phục vụ số đông người tiêu dùng trong nước, nhằm nâng cao thể trạng và phù hợp với mức thu nhập của người dân, giá sản phẩm của Vinamilk thường được xây dựng thấp hơn giá của các công ty có vốn đầu tư nước ngoài khoảng 30-40% và vẫn đảm bảo cho người chăn nuôi bò mức lãi khoảng 30%. Mặc dù sản phẩm ngành sữa cung cấp cho thị trường trong nước tăng đều hàng năm, nhưng cũng chỉ đáp ứng được mức tiêu thụ trong những năm qua. Dự kiến đến năm 2010 mức tiêu thụ tính theo đầu người sẽ đạt 10 - 12kg/ người/năm - tăng bình quân hàng năm khoảng 0,5 lít sữa cho mỗi người dân ( khoảng trên dưới 40 triệu lít sữa qui đổi mỗi năm ) Điều đó chứng tỏ
thị trường nội địa còn rất rộng mở và sẽ là thị trường chiến lược đối với ngành sản xuất sữa Việt nam.
Thị trường xuất khẩu
Hiện nay chỉ có Vinamilk có sản phẩm xuất khẩu hàng năm. Về giá trị tổng sản lượng xuất khẩu năm 2003: 785 tỷ đồng, năm 2004: 372 tỷ đồng, năm 2005: 394 tỷ đồng. Kim ngạch xuất khẩu năm 2003 đạt trên 67 triệu USD, năm 2004 đạt trên 34 triệu USD và năm 2005 đạt trên 84 triệu USD. Thị trường xuất khẩu của Vinamilk trong thời gian qua là I - Raq, Trung quốc, Mỹ, Đức, Úc… chủ yếu là sang Trung Đông. Xét về mặt chất lượng, giá thành, sản phẩm sữa Việt nam có thể tham gia xuất khẩu, nhất là đối với thị trường xuất khẩu ASEAN và Trung Quốc.
2.1.3.3 Đặc điểm về thiết bị, công nghệ
Trước năm 1986, Công ty Vinamilk sản xuất theo kế hoạch của nhà nước. Sau năm 1986 hoạt động sản xuất của Công ty có nhiều chủ động hơn do nền kinh tế chuyển hướng theo cơ chế thị trường. Cũng từ giai đoạn này , việc đổi mới thiết bị, đầu tư dây chuyền sản xuất hiện đại được đẩy mạnh. Do công tác đầu tư có trọng điểm, hướng vào công nghệ tiến tiến, tự động hóa cao với thiết bị hiện đại… đã tạo cho Công ty Vinamilk vẫn là đơn vị chủ lực trong ngành công nghiệp sữa. Trong thời gian qua, Vinamilk đã không ngừng đổi mới công nghệ , đầu tư dây truyền máy móc thiết bị hiện đại, nâng cao công tác quản lý và chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Tại Công ty Vinamilk, tất cả các Nhà máy thành viên đều được trang bị các dây chuyền sản xuất hiện đại của các Công ty nổi tiếng của EU và Mỹ ( như Tetrapak, APV…) chỉ duy nhất một dây chuyền vô lon 99 của Nhà máy Dielac là thiết bị của Việt Nam mới được đưa vào sử dụng trong năm 2002. Hầu như tất cả các thiết bị của Vinamilk đều mới được sử dụng, một số được trang bị từ năm 1989, số còn lại được trang bị từ năm 1996 trở lại đây và thuộc thế hệ thiết bị mới của thế giới 9 ngoại trừ lò hơi 3,4 tấn/h của nhà máy Dielac đã sử dụng từ năm 1973 ). Như vậy, Công ty Vinamilk là Công ty chế biến sữa ở nước ta có trang thiết bị và công nghệ đạt trình độ tiến tiến trên thế giới. Tính đến năm 2004, năng lực sản xuất của Công ty Vinamilk qui ra sữa tươi là 500.000 tấn/năm ( chưa kể năm 2005 có khánh thành Nhà máy sữa Nghệ An). Năng lực sản xuất của Vinamilk chiếm tới 80% tổng năng lực sản xuất của toàn ngành vì có thiết bị công nghệ tiến tiến, thương hiệu có uy tín trên thị trường Việt Nam và có nhiều khả năng phát triển trong tương lai. Năng lực sản xuất hàng năm phân theo ngành hàng của Công ty Vinamilk như sau:
Bảng 2.1: Năng lực sản xuất phân theo một số ngành hàng chủ yếu
của Công ty
Nhóm sản phẩm Đơn vị Sản lượng
1. Sữa đặc có đường Triệu hộp 260
2. Sữa tươi Triệu lít 237
3. Bột sữa, bột dinh dưỡng Tấn 18.000
4. Sữa chua Triệu lít 56
(Nguồn: Công ty cổ phần sữa Việt Nam) Đánh giá mức huy động công suất theo nhóm sản phẩm:
Theo đánh giá mới nhất của Phòng kỹ thuật Công ty Vinamilk , mức huy động công suất thiết bị của Công ty Vinamilk như sau:
Bảng 2.2: Công suất thiết bị theo một số ngành hàng chủ yếu
của Công ty
Đơn vị: %
Nhà máy Sữa đặc Sữa tươi
tiệt trùng Sữa chua Sữa bột
Thống Nhất 54 93,71 77,86 Trường Thọ 80 74,72 100 Hà nội 57 57,3 100 Cần Thơ 46,45 Nghệ An 46,45 Dielac 100
(Nguồn: Công ty cổ phần sữa Việt Nam) Năng lực sản xuất sản phẩm sữa đặc còn khá lớn. Nếu không có gì đột biến về thị trường ( nội địa và xuất khẩu ) thì trong vài năm tới chưa cần đầu tư mới về dây chuyền sản xuất sữa đặc. Thị trường tiêu thụ chính của sữa đặc là khu vực nông thôn và miền núi, với số dân khu vực này khoảng 60 triệu người trong năm 2004.
Hệ số sử dụng công suất thiết bị sản xuất sữa tươi tiệt trùng và sữa chua khá cao. Những năm gần đây nhóm sản phẩm này có mức tăng trưởng cao ( trên 20%/năm ) và nhu cầu tiêu thụ sữa tươi, sữa chua đang có chiều hướng tăng nhanh ở khu vực thành thị và các trung tâm công nghiệp. Vì vậy cần có biện pháp đầu tư thích hợp để tăng năng lực sản xuất nhóm sản phẩm này trong vài năm tới.
Sữa bột các loại: sản lượng sữa bột các loại của Vinamilk đạt tốc độ phát triển 8% năm 2004 và đạt công suất thiết bị.
2.1.3.4 Đặc điểm về lao động
Tổng số lao động của Công ty Vinamilk tính đến thời điểm 30/9/2005 là 3.927 người. Cơ cấu lao động phân theo trình độ được thể hiện dưới bảng sau:
Bảng 2.3: Cơ cấu lao động phân theo trình độ của Công ty
Số người Tỷ lệ ( % )
Tổng số 3.927 100
- Đại học và trên đại học 1.495 38,06
- Trung cấp 316 8,04
- CN kỹ thuật 1.930 49,14
- LĐ phổ thông 186 4,76
(Nguồn: Công ty cổ phần sữa Việt Nam) Với chiến lược phát triển của ngành sữa hiện nay, Vinamilk xác định yếu tố " con người" sẽ quyết định sự thành công hay thất bại của Công ty. Là ngành công nghiệp chế biến thực phẩm có trang thiết bị hiện đại đòi hỏi nghiêm ngặt về an toàn thực