Những đề xuất mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm Công ty Vinamilk

Một phần của tài liệu Những giải pháp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty cổ phần sữa Việt Nam (Trang 86 - 89)

3.2.1 Các giải pháp về sản phẩm:

Công ty vinamilk đang áp dụng chính sách sản phẩm quốc tế là bán ra nước ngoài những sản phẩm không đòi hỏi sự thay đổi hay điều chỉnh sữa chữa nào. Điều này khó có thể thực hiện vì các sản phẩm của Vinamilk không thể thích ứng toàn bộ với các thị truờng và qui định về ghi nhãn hàng hóa ở các nước khác cũng hoàn toàn khác ở Việt Nam. Mặt khác, phương pháp này cũng không khả thi do sản phẩm thuần túy thường gặp khó khăn trong cạnh tranh. Do vậy làm cho sản phẩm phù hợp với thị trường nước ngoài bằng cách thiết kế lại mẫu mã bao bì sản phẩm làm tăng sức hấp dẫn của sản phẩm. Hiện nay, Vinamilk đang có thế mạnh theo phương thức này do sản phẩm đã có chất lượng tốt và cần phải thay thế nhãn hiệu cho phù hợp các thị trường mới.

+ Sản phẩm sữa đặc: cần chuyển đổi thêm tiếng Hoa để dễ dàng hơn khi thâm nhập thị trường Trung Quốc.

+ Sản phẩm Sữa đậu nành: chuyển đổi nhãn theo nhà phân phối để phù hợp với thị trường Mỹ và Đông Âu.

+ Các sản phẩm sữa bột và bột dinh dưỡng: nhãn hiệu phải bằng chữ để thâm nhập tốt vào thị trưòng Iraq.

3.2.1.2. Đa dạng hóa sản phẩm:

Để chuẩn bị tốt công tác tung sản phẩm mới ra thị trường Vinamilk cần nghiên cứu kỹ các câu hỏi sau:

+ Những rủi ro chủ yếu trong việc phát triển sản phẩm mới?

+ Những cơ cấu tổ chức nào được sử dụng để quản lý việc phát triển sản phẩm mới?

+ Làm thế nào để quản trị tốt hơn những giai đoạn của quá trình phát triển sản phẩm mới?

+ Sau khi tung sản phẩm ra thị trường thì những yếu tố nào sẽ tác động đến tốc độ chấp nhận của người tiêu dùng và phổ biến sản phẩm mới?

Vinamilk hiện nay đã có các sản phẩm về sữa rất phong phú và có thể thay đổi một vài chi tiết cho phù hợp với thị trường mới. Tuy nhiên, sản phẩm sữa tươi không béo và sản phẩm sữa dành cho người gầy dành cho người gày hiện tại Vinamilk chưa có.

Sản phẩm sữa bột dành cho người gầy là sản phẩm thích hợp với khu vực Đông nam Á. Ý tưởng về sản phẩm này cần phải được thể hiện phù hợp với người Á đông và chế độ dinh dưỡng cao tạo năng lượng và chất béo cho các đối tượng nhắm đến.

Sản phẩm sữa tươi ít béo hoặc không béo sẽ là cơ sở cho việc nhắm đến thị trường Đông âu và châu Mỹ. Theo thống kê hiện nay Châu âu là nơi có tỷ lệ người lớn tuổi cao nhất và thườn xuyên mắc bệnh về xơ mỡ động mạch do quá béo. Sản phẩm sữa tươi vừa đảm bảo năng lượng hoạt động lại vừa ít béo là sản phẩm thích hợp nhất hiện nay. Mặt khác, xu hướng tiêu dùng chung trên thế giới là rút bớt chất béo ra khỏi sản phẩm sữa và sữa chủ yếu cung cấp các vitamin cần thiết cho cơ thể.

Bao bì hàng xuất khẩu:

Bao bì là yếu tố quan trọng gắn liền với chất lượng sản phẩm. Một bao bì tốt và đẹp mắt sẽ nâng cao chất lượng sản phẩm, mặt khác bao bì sản phẩm chính là một người bán hàng thầm lặng.

Các bao bì đóng gói của Vinamilk có các loại rất phù hợp với việc xuất khẩu và bảo quản hàng xuất khẩu:

- Bao bì hộp sắt: sữa đặc, sữa bột.

- Bao bì hộp giấy Tetra Pak: sữa tươi nước trái cây.

Một loại bao bì mới cần nghiên cứu phát triển trong thời gian tới là bao bì sữa tươi dạng chai nhựa với chi phí thấp hơn hộp giấy và khả năng bảo quản cũng rất cao.

Các bao bì bảo quản rất tốt và cần thiết kế mẫu mã trang nhã đẹp mắt hơn. Hiện tại các mẫu thiết kế của Vinamilk đã được cải thiện và phát triển với tốc độ rất tốt và trong tương lai hứa hẹn sẽ có nhiều sản phẩm phù hợp với thị trường xuất khẩu.

Nhãn hiệu hàng hóa:

Không được có hình dáng, kiểu mẫu giống quốc huy, quốc kỳ của nước sở tại. Không giống bất kỳ một huy hiệu của đoàn thể nào.

Không được bắt chước một nhãn hiệu nào đã có trên thị trường.

Không sử dụng chân dung hoặc nhân vật nào khi chưa có sự đồng ý của họ. Nhãn hiệu phải dễ đọc, dễ nhớ và gây ấn tượng tốt.

Hiện nay, nhãn hiệu Soya là nhãn hiệu đang được phân phối tốt tại thị trường Mỹ tuy nhiên không thể đăng ký độc quyền nhãn hiệu do đó là danh từ chung. Trong thời gian tới rất có thể các Công ty của Mỹ sẽ sử dụng nhãn hiệu này và gây khó khăn cho sản phẩm của Vinamilk. Cần thiết phải có sự đăng ký độc quyền nhãn hiệu Vinamilk kèm theo đăng ký hình dáng kiểu chữ Soya thì trong tương lai mới có thể giữ vững nhãn hiệu.

Các nhãn hiệu khác của Vinamilk đều do Vinamilk thực hiện nên không gặp trở ngại tuy nhiên đăng ký ở Việt Nam không thể đủ pháp lý cho thị trường nước ngoài. Vinamilk cần đăng ký trước nhãn hiệu khi thâm nhập một thị trường mới.

Dịch vụ:

Gắn liền với sản phẩm là các dịch vụ đi kèm nhằm bảo đảm uy tín cho sản phẩm. Đối với các sản phẩm thực phẩm của Vinamilk cần có chính sách thu đổi sản phẩm khoảng 0,1% doanh thu cho các nhà phân phối trong việc bảo quản và thu đổi sản phẩm. Cần chú ý các sản phẩm có điều kiện bảo quản tốt nhất để đưa được đến tay khách hàng các sản phẩm tốt nhất.

Một phần của tài liệu Những giải pháp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty cổ phần sữa Việt Nam (Trang 86 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(134 trang)
w