Triển vọng phát triển kinh tế của Việt Nam

Một phần của tài liệu Những giải pháp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty cổ phần sữa Việt Nam (Trang 80)

Trong 10 năm thực hiện “chiến lược ổn định và phát triển kinh tế xã hội 1990-2000”, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, nền sản xuất nước ta đã phát triển nhanh và thay đổi rất nhiều. Tốc độ tăng trưởng kinh tế tính theo GDP bình quân giai đoạn 1991-1995 là 8,2%/năm, giai đoạn 1996-2000 là 7%/năm. Sau 10 năm GDP tăng 2,07 lần so với chỉ tiêu đề ra là 2 lần. Do vậy Việt Nam được xếp hàng vào các nước đang phát triển có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao.

Về nông nghiệp, trong 10 năm giá trị sản xuất tăng bình quân hàng năm là 5,4% là mức tăng cao về nông nghiệp so với các quốc gia trên thế giới. Về công nghiệp giá trị sản lượng tăng hàng năm 12,9% còn giá trị các ngành dịch vụ hàng năm tăng 8,2%...

Hoạt động xuất, nhập khẩu phát triển nhanh từ 05 tỷ USD năm 1990 tăng lên 29 tỷ USD năm 2000.

Đại hội Đảng IX đã thông qua kế hoạch phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2001-2005 và chiến lược phát triển kinh tế-xã hội cho giai đoạn tiếp theo. Trong đó nhấn mạnh mục tiêu đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa nhằm đưa đất nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp hóa vào năm 2020: “ Tập trung sức cho mục tiêu phát triển, đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm 7-8%; đến năm 2005 GDP bình quân đầu người gấp đôi năm 1990. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất nông,lâm, ngư nghiệp bình quân hàng năm 14-15%, dịch vụ tăng bình quân 12-13%/năm”

Bảng 3.1: Dự kiến nhịp độ tăng trưởng của kinh tế Việt Nam đến 2020. Chỉ tiêu 1995 2000 2010 2020 GDP 8,2 6,8 7,5 7,3 Công nghiệp 12,8 14,0 10,0 8,5 Nông nghiệp 4,4 4,5 4,0 3,0 Dịch vụ 9,0 8,0 8,5 7,7

(Số liệu của Viện Chiến lược phát triển - Bộ Kế hoạch và đầu tư).

3.1.2 Triển vọng mở cửa thị trường xuất khẩu mặt hàng mới của Việt Nam

Sau gần 15 năm hội nhập trở lại vào nền kinh tế thế giới, Việt nam đã có quan hệ thương mại với 200 nước và vùng lãnh thổ. Tuy hàng Việt Nam xuất khẩu tới trên 200 nước nhưng số nước có kim ngạch trên 1 tỷ không nhiều (khoảng 4 - 5 thị trường). Số thị trường có kim ngạch lớn hơn 100 triệu khoảng 25 thị trường. Tổng kim ngạch của 30 thị trường nhập khẩu hàng Việt Nam lớn nhất đã chiếm tới 98% kim ngạch xuất khẩu của Việt nam. Điều đó cho thấy công tác xúc tiến thị trường tuy có mở rộng nhưng hiệu quả vẫn còn hạn hẹp. Tình hình xuất khẩu của Việt Nam vẫn phụ thuộc nhiều vào các thị trường lớn của thé giới như EU, Mỹ, Nhật Bản, Asean, khu vực Đông Á. Trong thời gian gần đây, tỷ trọng của thị trường EU, Mỹ, và Nhật Bản ngày càng tăng trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đặc biệt là thị trường Mỹ. Trong đó, thị trường Mỹ từ một vị trí khá khiêm tốn những năm trước đây đã đuổi kịp và có khả năng sẽ vượt các thị trường EU, Nhật bản trong thời gian tới.

Bảng 3.2: Thị trường xuất khẩu một số mặt hàng của Việt Nam

năm 2001 - 2002 và dự kiến 2010

Tên hàng Số thị trường2001 Số thị trường2002 2010 ( dự kiến )Số thị trường

Dầu ăn 14 14 44

Mỳ gói 40 52 92

Sản phẩm sữa 12 10 80

Sản phẩm gỗ 158 155 185

Sản phẩm nhựa 137 143 185

Việc mở cửa thị trường cho mặt hàng xuất khẩu mới của Việt Nam là rất có triển vọng. Đa số các thị trường xuất khẩu mới của Việt Nam có tính bền vững cao nằm ở các nước châu Phi, Mỹ La Tinh và Trung Cận Đông. Hàng Việt nam rất có uy tín trên thị trường này. Vai trò hàng xuất khẩu mới của Việt Nam trong việc thâm nhập các thị trường trên là rất quan trọng. Có thể đánh giá đây là những thị trường “ngách” cho hàng Việt Nam.

3.1.3 Dự báo nhu cầu tiêu thụ sản phẩm sữa từ năm 2005 đến 2010

Trên thị trường sữa nói chung nhu cầu về sản phẩm sữa sẽ tăng mạnh trên cơ sở mức tăng thu nhập bình quân của người lao động và mức gia tăng dân số hàng năm (2%). Do đó có thể coi thị trường sữa là thị trường có tiềm năng phát triển vô cùng lớn.

Với mức sống của người dân ngày một cao, thì kinh nghiệm của các nước tiên tiến, các loại sản phẩm sữa tươi, sữa chua, kem, bơ, phomat, sữa bột, sữa đậu nành... sẽ tăng trưởng nhanh hơn là sữa đặc có đường.

Dự kiến mức tiêu thụ sữa bình quân đầu người phải được nâng lên từ 8 lít năm 2005, 10 lít năm 2010 và 20 lít năm 2020.

Mức tiêu thụ các sản phẩm sữa (với tốc độ tăng bình quân qui ra sữa tươi khoảng 10-30%).

Sữa đặc có đường: 5%

Sữa bột: 10% Sữa tươi: 15-30% Sữa chua: 20-30%

Bảng 3.3: Dự báo nhu cầu tiêu thụ sản phẩm sữa từ năm 1999 -2010

Đơn vị tính triệu lít

STT Chỉ tiêu 1999 2000 2005 2010

1 Tổng nhu cầu các sản phẩm quy phẩm sữa (qui ra sữa tươi). 359,64 401,46 868,95 2.202 2 Sữa đặc có đường 219,94 230,93 298,30 379,0 3 Sữa bột 15,84 16,43 26,42 40,1 4 Sữa tươi 37,18 48,33 179,46 500,0 5 Sữa chua 43,00 55,80 275,00 784,5 6 Sữa đậu nành 7,80 12,70 31,10 411,0

(Nguồn: Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp sữa Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020)

- Để đạt được mục tiêu chiến lược là đầu tư mở rộng sản xuất, đáp ứng đủ nhu cầu trong nước, ngành chế biến sữa phải:

+ Đổi mới thiết bị và công nghệ chế biến của ngành để đuổi kịp công nghệ tiên tiến của thế giới.

+ Coi trọng chất lượng và giá thành sản phẩm. Đó là điểm mấu chốt để sản xuất kinh doanh có hiệu quả và cạnh tranh được trên thị trường.

+ Nâng cấp và mở rộng các nhà máy sữa đồng thời căn cứ vào mức tăng trưởng của nên kinh tế sẽ xây dựng thêm một số nhà máy sữa ở các thành phố, tỉnh thành đông dân cư.

+ Đa dạng hóa sản phẩm, bao bì nhãn mác đẹp, tạo sự hấp dẫn người tiêu dùng. + Song song với sự phát triển sản xuất các loại sản phẩm sữa động vật còn chú trọng tới việc sản xuất các sản phẩm sữa từ nguồn gốc thực vật có chất lượng dinh dưỡng cao như các sản phẩm sữa tươi, sữa chua đậu nành. Đây là nguồn nguyên liệu trong nước dồi dào, góp phần bổ xung cho nguồn nguyên liệu của ngành sữa đồng thời là sản phẩm giàu chất dinh dưỡng cho những người cao tuổi và người ăn kiêng.

+ Đào tạo đội ngũ công nhân, kỹ sư giỏi để tiếp thu công nghệ mới của thế giới.

3.1.4 Phân tích môi trường cạnh tranh- Công ty Dutch Lady: - Công ty Dutch Lady:

Công ty sữa Cô gái Hà Lan (tiền thân là Vietnam - Foremost Company) được thành lập từ năm 1995 trên cơ sở liên doanh giữa Công ty XNK với Công ty Foremost của Hà Lan.

Các sản phẩm chính của Công ty sữa Cô gái Hà Lan bao gồm: - Sữa chua uống Yomost.

- Sữa tươi Cô gái Hà Lan. - Sữa chua ăn Yomost. - Sữa bột Cô gái Hà Lan.

- Sữa đặc có đường Cô gái Hà Lan.

Tổng vốn đầu tư 29 triệu USD với công suất chế biến: - Sữa đặc có đường 75 triệu hộp/năm.

- Sữa chua 8 triệu lít/năm. - Sữa tươi 3 triệu lít/năm. - Sữa bột 5.000 tấn/năm.

Là một công ty quốc tế, Công ty sữa Cô gái Hà Lan có nhiều kinh nghiệm, sự dày dặn về kiến thức cũng như nguồn vốn đầu tư lớn để phát triển thị trường và đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Công ty này còn có hệ thống thiết bị hiện đại, công nghệ và kỹ thuật cao được đầu tư có hiệu quả. Doanh thu năm 2001 khoản 28 triệu USD (vượt xa doanh thu năm đầu tiên là 3,5 triệu USD) và lợi nhuận vào khoảng 12 14%.

- Điểm mạnh:

+ Có chiến lược marketing tốt. + Phân khúc thị trường rõ ràng.

+ Hiệu quả sản xuất cao, đầu tư có trọng điểm. + Chất lượng ổn định.

+ Hoạt động marketing và xúc tiến rất năng động.

- Điểm yếu:

+ Có hạn chế về danh mục , chủng loại sản phẩm.

+ Chi phí nhân công cao.

+ Chi phí vận chuyển cao do nhà máy ở xa thành phố Hồ Chí Minh. + Mức độ linh hoạt không cao.

- Công ty đường Quảng Ngãi:

Công ty đường Quảng Ngãi đầu tư thiết bị và công nghệ sản xuất sữa tươi vào năm 1996 để cung cấp cho người tiêu dùng khu vực miền Trung.

Sản phẩm của Công ty bao gồm: sữa tươi hiệu Fami, sữa đậu nành Fami và sữa chua uống Yo-mi. Công suất chế biến 5 triệu lít/năm. Sản phẩm của Công ty đường Quảng Ngãi cũng có mức tăng trưởng nhất định do giá sản phẩm cạnh tranh, song có hạn chế về hệ thống phân phối.

- Công ty liên doanh Nestlé-Ba Vì:

Với sản phẩm sữa tươi thanh trùng đóng chai nhựa và sữa chua ăn. Cơ sở sản xuất tại Ba Vì. Công suất chế biến 1,4 triệu lít/năm. Sữa tươi thanh trùng

có nhược điểm là phải bảo quản lạnh. Thời hạn sử dụng rất ngắn (4-7 ngày) trong khi sữa tươi tiệt trùng có thể bảo quản ở nhiệt độ bình thường 06 tháng. Việc phát triển kênh phân phối của công ty này là khó khăn do chi phí vận chuyển và bảo quản cao.

- Công ty liên doanh sữa Thảo Nguyên: (liên doanh giữa Nông trường Mộc Châu và Mỹ) công suất chế biến 2 triệu lít/năm. Công ty này sản xuất sữa tươi thanh trùng đóng túi nilon - khả năng lưu thông phân phối kém.

- Các công ty khác:

- Công ty Tân Việt Xuân: mới tham gia vào ngành năm 2001 với sản phẩm sữa tươi và sữa đậu nành đựng trong bịch giấy (1 dạng bao bì của Tetrapak). Sản lượng sản xuất nhỏ, sản phẩm xuất hiện lác đác trên thị trường.

- Công ty TNHH chế biến thực phẩm và đồ uống Vĩnh Phúc cũng đã xây dựng Nhà máy ở Phổ Yên - Thái nguyên, sản xuất sữa tươi nguyên kem , sữa chua uống, sữao thêm nước trái cây. Công ty này đã thiết lập kênh phân phối trên toàn quốc, tập trung ở Hà nội và các tỉnh phía Bắc.

- Công ty Cổ phần Hanoimilk cũng đã xây dựng nhà máy tại Vĩnh Phúc, sản xuất sản phẩm sữa tươi nguyên kem, sữa chua uống.

Nhìn chung môi trường cạnh tranh của Vinamilk ngày càng phức tạp. Mặc dù uy tín của thương hiệu Vinamilk đang còn khá mạnh mẽ nhưng vấn đề xây dựng và củng cố thương hiệu không khi nào Vinamilk được xao nhãng.

- Vị thế chiến lược của Công ty sữa Việt Nam-Vinamilk.

Vị thế chiến lược của Vinamilk có thể xác định dựa trên những nhân tố sau:

+ Những điểm mạnh và cơ hội cho Vinamilk bao gồm:

a/ Điểm mạnh:

- Vinamilk đã có tầm nhìn và định hướng chiến lược rõ ràng.

- Năng lực sản xuất mạnh, hệ thống phân phối rộng khắp 61 tỉnh, thành trong cả nước. Có nguồn nguyên liệu sữa tươi thu mua trong nước đáng kể.

- Danh mục sản phẩm rộng, đa dạng, chất lượng sản phẩm tốt, vừa có giá cả cạnh tranh đáp ứng được tối đa mọi nhu cầu của khách hàng, vừa chiếm được cảm tình của người tiêu dùng Việt Nam.

b/ Cơ hội:

- Nền kinh tế Việt Nam đang trên đà tăng trưởng tốt, chỉ tiêu cho dinh dưỡng tăng nhanh, ngành chế biến sữa có nhiều cơ hội phát triển do nhu cầu về sữa sẽ tăng cao.

- Tốc độ tăng trưởng của thị trường sữa là 15->30% nhất là đối với sữa tươi. Mức tiêu dùng sữa bình quân đầu người còn thấp so với các nước trong khu vực nên tiềm năng thị trường lớn, còn nhiều phân khúc bỏ ngỏ.

- Các đối thủ cạnh tranh còn chưa có vị trí vững chắc trên thị trường.

- Chính sách nhà nước khuyến khích phát triển đàn bò sữa tạo nguồn nguyên liệu cho việc phát triển ngành sữa.

+ Những điểm yếu và đe dọa đối với Vinamilk trong tình thế hiện tại:

a/ Điểm yếu:

- Phản ứng chưa thật nhanh nhạy với những đổi thay của thị trường.

- Hệ thống phân phối quản lý chưa được tốt và nhất là chưa chú trọng đến người tiêu dùng so với các đối thủ cạnh tranh.

- Thiếu hoạt động đánh bóng thương hiệu, định vị sản phẩm chưa rõ ràng cho từng nhãn hiệu.

b/ Nguy cơ:

- Hệ thống phân phối dễ bị tấn công bởi đối thủ cạnh tranh.

- Các công ty đa quốc gia tham gia vào thị trường cạnh tranh có đầu tư lớn và chiến lược bài bản hơn.

- Việt Nam sẽ tham gia AFTA nên sự bảo hộ của nhà nước giảm, tạo cơ hội hơn cho các công ty đa quốc gia xâm nhập thị trường.

Từ những phân tích điểm mạnh, yếu, cơ hội và nguy cơ nêu trên, Công ty Vinamilk cần có những chính sách thích hợp để khai thác những thuận lợi, khắc phục hoặc phòng ngừa những khó khăn và nguy cơ nhằm tạo ra được những bước đi vững chắc của mình trong giai đoạn tới.

3.2 Những đề xuất mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm Công ty Vinamilk

3.2.1 Các giải pháp về sản phẩm:

Công ty vinamilk đang áp dụng chính sách sản phẩm quốc tế là bán ra nước ngoài những sản phẩm không đòi hỏi sự thay đổi hay điều chỉnh sữa chữa nào. Điều này khó có thể thực hiện vì các sản phẩm của Vinamilk không thể thích ứng toàn bộ với các thị truờng và qui định về ghi nhãn hàng hóa ở các nước khác cũng hoàn toàn khác ở Việt Nam. Mặt khác, phương pháp này cũng không khả thi do sản phẩm thuần túy thường gặp khó khăn trong cạnh tranh. Do vậy làm cho sản phẩm phù hợp với thị trường nước ngoài bằng cách thiết kế lại mẫu mã bao bì sản phẩm làm tăng sức hấp dẫn của sản phẩm. Hiện nay, Vinamilk đang có thế mạnh theo phương thức này do sản phẩm đã có chất lượng tốt và cần phải thay thế nhãn hiệu cho phù hợp các thị trường mới.

+ Sản phẩm sữa đặc: cần chuyển đổi thêm tiếng Hoa để dễ dàng hơn khi thâm nhập thị trường Trung Quốc.

+ Sản phẩm Sữa đậu nành: chuyển đổi nhãn theo nhà phân phối để phù hợp với thị trường Mỹ và Đông Âu.

+ Các sản phẩm sữa bột và bột dinh dưỡng: nhãn hiệu phải bằng chữ để thâm nhập tốt vào thị trưòng Iraq.

3.2.1.2. Đa dạng hóa sản phẩm:

Để chuẩn bị tốt công tác tung sản phẩm mới ra thị trường Vinamilk cần nghiên cứu kỹ các câu hỏi sau:

+ Những rủi ro chủ yếu trong việc phát triển sản phẩm mới?

+ Những cơ cấu tổ chức nào được sử dụng để quản lý việc phát triển sản phẩm mới?

+ Làm thế nào để quản trị tốt hơn những giai đoạn của quá trình phát triển sản phẩm mới?

+ Sau khi tung sản phẩm ra thị trường thì những yếu tố nào sẽ tác động đến tốc độ chấp nhận của người tiêu dùng và phổ biến sản phẩm mới?

Vinamilk hiện nay đã có các sản phẩm về sữa rất phong phú và có thể thay đổi một vài chi tiết cho phù hợp với thị trường mới. Tuy nhiên, sản phẩm sữa tươi không béo và sản phẩm sữa dành cho người gầy dành cho người gày hiện tại Vinamilk chưa có.

Sản phẩm sữa bột dành cho người gầy là sản phẩm thích hợp với khu vực Đông nam Á. Ý tưởng về sản phẩm này cần phải được thể hiện phù hợp với người Á đông và chế độ dinh dưỡng cao tạo năng lượng và chất béo cho các đối tượng nhắm đến.

Sản phẩm sữa tươi ít béo hoặc không béo sẽ là cơ sở cho việc nhắm đến thị trường Đông âu và châu Mỹ. Theo thống kê hiện nay Châu âu là nơi có tỷ lệ người lớn tuổi cao nhất và thườn xuyên mắc bệnh về xơ mỡ động mạch do quá béo. Sản

Một phần của tài liệu Những giải pháp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty cổ phần sữa Việt Nam (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(134 trang)
w