Giảm chi phí sản xuất trực tiếp

Một phần của tài liệu Phân tích lợi nhuận và một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận trong SX kinh doanh (Trang 66 - 70)

b- Đối với nhà nước:

3.2.1.2-Giảm chi phí sản xuất trực tiếp

a. Giảm chi phí nguyên vật liệu kim loại: (như thép phế, fero..) điện cực cho một đơn vị sản phẩm. Cụ thể là:

 Chú trọng công tác thu mua phế liệu để tăng sản lượng phôi thép sản xuất trong nước, đồng thời chủđộng nhập phôi còn thiếu đểđảm bảo nhu cầu. Ngoài phần phôi nhập khẩu trực tiếp, nhu cầu còn lại do Tổng công ty cung ứng hoặc các đơn vị lưu thông nhập khẩu đểđáp ứng, không mua lại nguồn phôi nhập khẩu của các đơn vị ngoài ngành. Đối với các loại vật tư nguyên nhiên liệu chủ yếu ( phôi thép, thép phế, than, điện cực, gạch chịu lửa, dầu

FO..) các đơn vị cần xây dựng cơ chế mua chặt chẽ nhằm theo dõi sự biến động về giáđể lựa chọn nhà cung cấp và thời điểm mua hàng hợp lý nhằm phấn đấu hạ thấp giá thành sản phẩm. Thực hiện không nhập khẩu các nguyên nhiên vật liệu trong nước đã sản xuất được, ưu tiên sử dụng các sản phẩm do Tổng công ty sản xuất.

 Đảm bảo định mức dự trữ vật tư hợp lýđể chủđộng phục vụ sản xuất.

 Thực hiện sơ chế nguyên liệu trước khi đưa vào luyện để giảm tiêu hao nguyên liệu: nâng cao chất lượng của gang, gạch chịu lửa, áp dụng các biện pháp cơ giới trong bảo dưỡng lò, đặc biệt tăng cường sử dụng phun ô - xy để cường hóa quá trình nấu chảy thép, rút ngắn thời gian mẻ nấu.

 Giảm chi phíđiện năng, dầu FO cho một đơn vị sản phẩm thép. Giảm được chi phíđiện năng sẽ giảm đáng kể giá thành. Chỉ tiêu về hao phí của các nước tiên tiến là 300-400 KWh /tấn phôi thép còn của Tổng công ty hiện nay là 600-800 KWh /tấn phôi thép. Muốn vậy cần tổ chức tốt việc điều hành sản xuất áp dụng các sáng kiến và kỹ thuật công nghệ mới.

 Bổ sung các thiết bị cân đo đong đếm và giám sát chặt chẽ việc cung ứng vật tư cho sản xuất. Thực hiện chếđộ thanh toán vật tư một cách nghiêm ngặt

b. áp dụng công nghệ tiên tiến vào trong sản xuất

2

Hiện nay, thiết bịở các cơ sở sản xuất của Tổng công ty phần lớn đều quá cũ và lạc hậu. Hệ sốđổi mới thiết bị thấp 7%/năm so với 20%/năm của định mức trung bình trên thế giới. Công suất sử dụng thực tế so với công suất lắp đặt chỉđạt 30% Ví dụ nhưở Công ty gang thép Thái Nguyên phần lớn thiết bịđều của Trung Quốc thuộc trình độ những năm đầu thập kỷ 60. Do vậy thời gian luyện thép ở lòđiện rất lớn. Lượng thép phôi của Tổng công ty chủ yếu sản xuất

ở lòđiện. Thời gian nấu luyện của công nghệ luyện thép Tổng công ty nhiều hơn so với chỉ tiêu của các nước khác là 30%. Tổng công ty cần:

 Kiên quyết dẹp bỏ hoặc chuyển hướng sản xuất các cơ sở kém hiệu quả không đủ sức cạnh tranh hoặc có nguy cơ lạc hậu. Nghiên cứu phương án giảm sản xuất tiến tới ngừng sản xuất ở những lòđiện công suất nhỏ dưới 10 tấn không hiệu quả.

 Tổng công ty Thép Việt Nam cần phải đầu tư chiều sâu vàđầu tư mở rộng các cơ sở sản xuất hiện có nhằm phát huy năng lực sản xuất, hạ giá thành, tiết kiệm chi phí, nâng cao lợi nhuận. Chẳng hạn như Công ty gang thép Thái Nguyên cần tiến hành phục hồi lò cao số 2, lò cốc, máy thiêu kết, cải tạo lòđiện 30 tấn và các công trình phụ trợđể sử dụng trên 60% gang lỏng trong phối liệu luyện thép.

 Huy động vốn xây dựng các nhà máy sản xuất quặng hoàn nguyên sử dụng khí thiên nhiên trong nước. Giá thành sản xuất các loại nguyên liệu này rẻ hơn nhập ngoại, tạo điều kiện giảm giá thành, nâng cao chất lượng thép, giảm ngoại tệ nhập phôi ngoại. Ngoài ra ngành thép tiếp tục đầu tưđể nghiên cứu sử dụng nguyên liệu sẵn có như sử dụng quặng sắt có hàm lượng kẽm và măng gan cao để sản xuất gang thép, sử dụng than an-tra-xit , các chất trợ dung cho luyện kim, sản xuất các loại phe - rô chất lượng cao như phe -rô măng gan, phe-rô si-líc..

 Thực hiện đấu thầu rộng rãi, chọn thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến. Ưu tiên đấu thầu mua các thiết bị trong nước sản xuất được, đạt tiêu chuẩn, chất lượng. Có thểđề nghị Nhà nước cho phép sử dụng một số thiết bịđã qua sử dụng của các nước G7 được chế tạo sau năm 1985 còn tốt, trình độ cao.

 Đối với các cơ sở mới đi vào hoạt động và dây chuyền công nghệ mới được đầu tư nâng cấp cần nhanh chóng ổn định công nghệ làm chủ thiết bị khai thác có hiệu quả. Đặc biệt nhà máy Công ty kim khí và vật tư tổng hợp Miền Trung cần làm tốt hơn công tác tổ chức sản xuất. Tập trung hiện đại những lòđiện có công suất tương đối lớn. Phấn đấu sản xuất thép có giá thành cạnh tranh.

 Các nhà máy mới xây dựng phải đạt trình độ quốc tế về năng suất, chất lượng các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật đểđộc chiếm thị trường trong nước, có khả năng xuất khẩu, có khả năng mở rộng hợp tác sản xuất thép với các nước ASEAN.

c. Nâng cao năng suất lao động

Năng suất lao động của Tổng công ty bình quân thấp hơn so với chỉ tiêu này của các nước tiên tiến từ 30 - 80% tuỳ theo từng công đoạn sản xuất. Lao động đang dư thừa, chi phí tiền lương cao. Như vậy tiềm năng để tăng năng suất lao động giảm giá thành còn nhiều. Nguyên nhân chủ yếu làm cho năng suất lao động thấp là thiết bị và công nghệ lạc hậu, lao động thủ công nhiều. Để tăng năng suất lao động cần:

 Đổi mới công nghệ và thiết bị ví dụ khi thay đổi thiết bị và công nghệ từđúc thỏi sang đúc liên tục thì năng suất lao động, chất lượng sản phẩm tăng lên rất nhiều

 Nghiên cứu áp dụng cơ khí hóa và tựđộng hoá vào các dây chuyền sản xuất.

 Bố trí sắp xếp lại lực lượng lao động theo hướng gọn nhẹ, năng động, giảm số lượng công nhân lao động thủ công trong quá trình sản xuất.

 Tổ chức lao động một cách hợp lýđồng bộ hơn với quá trình sản xuất. Sắp xếp đúng người, đúng việc. Ban hành quy chế thưởng sáng kiến, cải tiến kỹ thuật tiết kiệm vật tư trong sản xuất đểáp dụng ở toàn Tổng công ty.

 Đào tạo công nhân tại trường của Tổng công ty và các trường đào tạo chuyên ngành khác. Gửi công nhân đào tạo và thực tập ở nước ngoài, kết hợp mời chuyên gia kèm cặp tại chỗđể nâng cao trình độ tay nghề của công nhân

Một phần của tài liệu Phân tích lợi nhuận và một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận trong SX kinh doanh (Trang 66 - 70)