Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và lợi nhuận trong hoạt động tài chính

Một phần của tài liệu Phân tích lợi nhuận và một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận trong SX kinh doanh (Trang 74 - 76)

b- Đối với nhà nước:

3.3.3-Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và lợi nhuận trong hoạt động tài chính

động tài chính

Chủđộng huy động nhiều nguồn vốn cho phát triển: vốn tín dụng ưu đãi của Nhà nước, vốn vay nước ngoài mua thiết bị trả chậm với lãi suất ưu đãi, vay tín dụng trong nước, huy động các nguồn vốn khác, vốn tự có trong ngành, thu hút vốn đầu tư nước ngoài thành lập các công ty liên doanh và công ty cổ phần.

Sử dụng hợp lý tiết kiệm có hiệu quả các nguồn vốn, tăng nhanh vòng quay vốn, tăng lợi nhuận trên một đồng vốn. Muốn vậy, Tổng công ty cần quản lý các định mức, tiêu chuẩn về sử dụng vốn và tài sản, tiết kiệm chống lãng phí, tham ô tài sản tiền vốn trong từng khâu, từng lĩnh vực hoạt động kinh doanh và quản lý,

giảm dư nợ ngân hàng, đưa số lãi vay xuống thấp đểđảm bảo kinh doanh bằng chính nguồn vốn của mình.

Tổng công ty cần tổng kết đánh giá công tác thu hồi công nợ khóđòi năm 2000 để rút kinh nghiệm, phấn đấu năm 2001 xử lý thu hồi từ 15-20% giá trị công nợ khóđòi còn tồn đọng đến 31/12/2000. Để thực hiện được điều đó cần tăng cường công tác quản lý kiểm tra ở từng đơn vị, trong đó chú trọng công tác tiết kiệm chi phí quản lý công nợ, nghiên cứu xây dựng phương thức bán trả chậm phù hợp, vừa kích thích tiêu thụ vừa đảm bảo kinh doanh có hiệu quả. Thực hiện chếđộ hạch toán kinh doanh thống nhất trong toàn Tổng công ty. Tổ chức kiểm tra thường xuyên hoạt động kinh doanh tài chính tại các đơn vị, cần xúc tiến thành lập bộ phận kiểm toán nội bộđể tăng cường kiểm tra việc chấp hành nguyên tắc chếđộ tài chính Nhà nước và thực hiện các quy định của Tổng công ty. Chấn chỉnh công tác thu thập thông tin và xử lý thông tin đảm bảo hệ thống sổ sách tài khoản báo cáo chính xác thống nhất trong toàn Tổng công ty.

3.3-

MỘTSỐKIẾNNGHỊĐỂTHỰCHIỆNGIẢIPHÁPNÂNGCAOLỢINHUẬNỞ TỔNGCÔNGTYTHÉP VIỆTNAM TỔNGCÔNGTYTHÉP VIỆTNAM

Do xuất phát điểm của ngành thép nước ta còn thấp so với các nước phát triển trong khu vực. Nền kinh tế còn chậm phát triển, gặp nhiều khó khăn, đang đứng trước nhiều nguy cơ, thử thách mới trong quá trình hội nhập quốc tế. Để phát triển thành công, góp phần đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa, cải thiện nâng cao vị trí của ngành thép Việt Nam trong khu vực và trên thế giới. Nhà nước cần có sự quan tâm đúng mức thông qua các chính sách và biện pháp:

Một phần của tài liệu Phân tích lợi nhuận và một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận trong SX kinh doanh (Trang 74 - 76)