Về phía Nhà nước

Một phần của tài liệu Phân tích lợi nhuận và một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận trong SX kinh doanh (Trang 76 - 79)

a. Đề nghị Nhà nước có chủ trương chính sách ưu tiên phát triển cơ sở hạ tầng tạo điều kiện thuận lợi cho vay vốn đầu tư trong và ngoài nước để Tổng công ty thực hiện được các dựán mới. Cụ thể là:

 Cho phép Tổng công ty Thép Việt Nam vay vốn nước ngoài để mua sắm thiết bị và bảo lãnh toàn bộ vốn vay để Tổng công ty đầu tư mới.

 Nhà nước hỗ trợ dành cho Tổng công ty vốn vay với lãi suất ưu đãi và một phần vốn ODA đểđầu tư chiều sâu và tựđầu tư các dựán trọng điểm có nhu cầu cấp bách đã dự kiến.

 Cho phép Tổng công ty Thép Việt Nam vay bổ sung để trả nợđối với các nhà máy mới vào sản xuất chưa đủ cân đối khấu hao và lợi nhuận để trả nợ.

b. Để có thể hạ giá thành sản xuất, đề nghị Nhà nước có chính sách ưu đãi về giáđiện, giá khí thiên nhiên cho ngành thép ( thấp hơn giá cho các ngành sản xuất dịch vụ khác) vàđảm bảo cung cấp ổn định lâu dài. Cho phép đầu tư khâu hạ nguồn, duy trì cơ chếđiều hành nhập khẩu phôi thép để tránh tình trạng nhập khẩu phôi tràn lan gây tồn đọng. Ưu tiên chuyển đổi ngoại tệ cho ngành thép nhập khẩu phôi, liệu cho sản xuất.

c. Đề nghị Bộ Thương mại, Bộ Công nghiệp phối hợp với Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường quản lý thường xuyên việc sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm thép theo tiêu chuẩn đãđăng ký. Kiểm tra lò luyện thép không có thiết bị phân tích khoa học đểđảm bảo ổn định cho mác thép, không cho lò thủ công hoạt động để tránh tình trạng đưa hàng kém chất lượng vào lưu thông gây tổn hại đến tuổi thọ công trình và quyền lợi của người sử dụng.

d. Hiện nay các loại thép sản xuất trong nước như thép xây dựng, thép ống, tôn mạ cung đã vượt cầu quá lớn. Đề nghị Nhà nước tạo mặt bằng cạnh tranh bình đẳng, hạn chếđộc quyền, có chính sách kích cầu hợp lýđể tăng tiêu thụ thép trong nước và hỗ trợ xuất khẩu ra nước ngoài. Nhà nước tiếp tục chính sách bảo hộ ngành thép sản xuất trong nước cho tới khi thực hiện đầy đủ AFTA và gia nhập WTO. Cụ thể là:

 Tăng cường quản lý giá cả, có biện pháp tác động để chống phá giáđối với một số mặt hàng thép thông dụng.

 Không nhập khẩu thép xây dựng, đưa vào danh mục mặt hàng thay thế hàng nhập khẩu đối với thép sản xuất từ nguyên liệu trong nước

 Bỏ chỉ tiêu hạn ngạch phôi thép và các loại thép khác trong nước chưa sản xuất được, thay thế cơ chếđiều hoà nhập khẩu bằng chính sách thuế và phụ thu

 Không cấp thêm giấy phép cho các dựán đầu tư những mặt hàng đang dư thừa

KẾTLUẬN

Trong cơ chế thị trường, lợi nhuận đóng vai trò quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Do vậy, lợi nhuận và các giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận luôn là vấn đề mang tính chiến lược và là mối quan tâm hàng đầu của doanh nghiệp.

Tổng công ty thép Việt nam được thành lập trong bối cảnh cung lớn hơn cầu. Nhờ có sự năng động, nhạy bén, nỗ lực trong hoạt động kinh doanh, Tổng công ty đãđứng vững, ổn định, lợi nhuận không ngừng tăng qua các năm. Trong tương lai, Tổng công ty sẽ khắc phục những hạn chế, phát huy thành tích đãđạt được, lợi nhuận của Tổng công ty sẽ ngày càng tăng tiến, hoàn thành các mục tiêu kinh doanh đề ra, đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế quốc dân..

Qua quá trình thực tập tại Tổng công ty thép Việt nam, vận dụng những kiến thức đã học được ở Nhà trường vào tìm hiểu phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh, lợi nhuận của Tổng công ty, cùng với sự giúp đỡ, hướng dẫn tận tình

củaThầy giáo Trần Quý Liên - Giảng viên Trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân, các Thầy, Cô giáo trong khoa và các cô chú công tác tại Tổng công ty Thép Việt Nam, em đã hoàn thành Luận văn tốt nghiệp.

Hà Nội, Ngày 30 Tháng 5 Năm 2001 Sinh Viên

Một phần của tài liệu Phân tích lợi nhuận và một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận trong SX kinh doanh (Trang 76 - 79)