Hướng dẫn bảo lại tại PVFC

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động bảo lãnh tại Công ty tài chính Dầu khí (Trang 37 - 51)

Bước 1: Tiếp xúc và hướng dẫn khách hàng hoàn thiện hồ sơ đề nghị cấp bảo lãnh

Sau khi tiếp xúc, tìm hiểu nhu cầu của khách hàng, chuyên viên khách hàng có trách nhiệm báo cáo lãnh đạo Bộ phận khách hàng phương án xử lý. Nếu khách hàng đáp ứng điều kiện về việc cấp bảo lãnh của PVFC, chuyên viên khách hàng hướng dẫn khách hàng hoàn thiện hồ sơ đề nghị cấp bảo lãnh. STT Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 1 Tồng tài sản 1.230 2.895 4.207 6.828 18.143 2 Nguồn vốn chủ sở hữu 106 112 318 359 1.134 3 Vốn điều lệ 100 100 300 300 1.000 4 Doanh thu 65 133 214 422 1.023 -Thu từ lãi 31 114 185 418 955

-Thu ngoài lãi 34 19 29 4 68

5 Lợi nhuận trước thuế 5,1 5,9 8,3 28,8 126 6 Nợ phải trả 216 803 3.887 6.456 16.330 7 Nợ phải thu 900 2.072 3.949 5.917 14.874 8 Thu nhập bq (1000/người/tháng) 3 3,3 3,7 5,3 7

Trong vòng không quá 03 ngày làm việc, chuyên viên khách hàng có Báo cáo đánh giá sơ bộ khách hàng trình lãnh đạo đơn vị cấp tín dụng xem xét để chuyển hồ sơ sang chuyên viên tín dụng trực tiếp thẩm định tín dụng.

Bước 2: Thẩm định tín dụng và lập Tờ trình cấp tín dụng

Trong trường hợp phải bổ sung tài liệu phục vụ công tác thẩm định, chuyên viên tín dụng phối hợp với chuyên viên khách hàng yêu cầu khách hàng bổ sung, tất cả tài liệu bổ sung chuyên viên tín dụng nhận được cũng phải cập nhật vào Sổ theo dõi hồ sơ của phòng để theo dõi việc nhận lại các thông tin và tài liệu đã yêu cầu.

Thời gian thẩm định tín dụng hồ sơ bảo lãnh không quá 05 ngày làm việc. Trường hợp phát sinh những vướng mắc, chuyên viên tín dụng báo cáo kịp thời lên Lãnh đạo đơn vị cấp tín dụng để xử lý.

Trường hợp phải kéo dài thời gian thẩm định so với quy định của PVFC, chuyên viên tín dụng phải thông báo rõ cho khách hàng biết lý do.

Trong quá trình thẩm định hồ sơ bảo lãnh của khách hàng, chuyên viên tín dụng cần phải xem xét, đánh giá khả năng đáp ứng các điều kiện của PVFC, theo các nội dung như sau:

Thẩm định tín dụng

- Khoản bảo lãnh phải đáp ứng đủ các điều kiện theo các quy định của NH Nhà nước và quy định tại Quy chế hoạt động tín dụng của PVFC hiện hành.

- Mục đích đề nghị PVFC bảo lãnh phải hợp pháp.

- Năng lực tài chính để thực hiện nghĩa vụ được PVFC bảo lãnh trong thời hạn cam kết.

- Ngoài các điều kiện nêu trên, khách hàng phải tuân thủ các quy định về quản lý ngoại hối của Việt Nam.

- Các rủi ro liên quan đến khoản vay và biện pháp xử lý.

Trường hợp PVFC thực hiện đồng bảo lãnh hoặc phát hành bảo lãnh trên cơ sở có bảo lãnh đối ứng của NH/Tổ chức tín dụng khác, chuyên viên tín dụng phải thẩm định năng lực tài chính, thẩm quyền tham gia đồng bảo lãnh hoặc thẩm quyền phát hành bảo lãnh đối ứng, uy tín … của NH/ tổ chức tín dụng đó.

Thẩm định tài sản bảo đảm (nếu có)

Trường hợp bảo đảm bằng tài sản là Quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền trên đất:

- Chuyển hồ sơ tài sản bảo đảm ( một bản photo) và soạn thảo công văn đề nghị đến Bộ phận định giá thực hiện. Việc định giá được thực hiện theo “Hướng dẫn thẩm định tài sản bảo đảm của PVFC”

- Sau khi hoàn tất công tác thẩm định tài sản bảo đảm, Bộ phận định giá lập Báo cáo thẩm định tài sản bảo đảm và Biên bản thoả thuận giá trị tài sản bảo đảm được ký kết giữa khách hàng và Trưởng Bộ phận định giá, gửi về đơn vị cấp tín dụng.

Trường hợp bảo đảm bằng tài sản là chứng từ có giá/cổ phiếu/hợp đồng uỷ thác cổ phiếu/chứng chỉ quỹ đầu tư:

- Chuyên viên tín dụng thực hiện định giá tài sản bảo đảm căn cứ vào “Danh mục chứng từ có giá và cổ phiếu nhận cầm cố của Công ty Tài chính Dầu khí” và Quy chế hoạt động tín dụng của PVFC.

Đối với tài sản bảo đảm khác:

- Thực hiện định giá theo quy định tại Quy chế hoạt động tín dụng của PVFC.

Lập tờ trình cấp bảo lãnh

Sau khi hoàn tất công tác thẩm định khoản bảo lãnh của khách hàng, chuyên viên tín dụng lập Tờ trình cấp bảo lãnh

Bước 3: Thẩm định độc lập

Đối với khoản bảo lãnh phải thẩm định độc lập theo quy định tại Quy chế hoạt động tín dụng của PVFC, chuyên viên tín dụng tập hợp toàn bộ hồ sơ bảo lãnh của khách hàng (bản photo) và soạn công văn đề nghị gửi Bộ phận thẩm định độc lập tiến hành thẩm định khoản bảo lãnh.

Sau khi hoàn tất công tác thẩm định độc lập, Bộ phận thẩm định độc lập có Báo cáo thẩm định độc lập theo đúng quy định tại Quy chế Tổ chức và hoạt động Thẩm định độc lập của PVFC, gửi về đơn vị cấp tín dụng.

Bước 4: Phê duyệt

Sau khi hoàn tất công việc thẩm định tín dụng và công tác thẩm định độc lập (nếu có) đối với khoản bảo lãnh của khách hàng, chuyên viên tín dụng trình hồ sơ cấp bảo lãnh của khách hàng tới cấp có thẩm quyền phê duyệt

Bước 5: Thực hiện các thủ tục về bảo đảm tín dụng

Các thủ tục về bảo đảm tín dụng theo “Hướng dẫn thực hiện các thủ tục về bảo đảm tín dụng tại Công ty Tài chính Dầu khí”.

Sau khi hoàn tất các thủ tục về bảo đảm tín dụng, chuyên viên tín dụng nhận bàn giao (các) giấy tờ tài sản gốc của khách hàng, hai bên ký nhận Biên bản giao nhận giấy tờ tài sản.

Nhập kho (các) giấy tờ tài sản gốc theo mẫu Phiếu đề nghị gửi kho tài sản.

Bước 6: Ký kết hợp đồng bảo lãnh

Sau khi hoàn tất thủ tục về bảo đảm tiền vay, chuyên viên tín dụng soạn thảo Hợp đồng bảo lãnh theo mẫu của PVFC, chuyển cho khách hàng ký trước, sau đó trình lên cấp thẩm quyền ký kết hợp đồng bảo lãnh tại PVFC.

Bước 7: Phát hành thư bảo lãnh

Căn cứ Đề nghị bảo lãnh của khách hàng, chuyên viên tín dụng kiểm tra, xem xét hồ sơ đề nghị phát hành thư bảo lãnh.

Bước 8: Quản lý phát hành thư bảo lãnh

Theo dõi thực hiện Hợp đồng

Sau mỗi lần kiểm tra, chuyên viên tín dụng lập Biên bản kiểm tra mục đích bảo lãnh của khách hàng theo từng lần phát hành thư bảo lãnh. Nếu khách hàng sử dụng sai mục đích hoặc phát sinh những vấn đề có nguy cơ ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng trong trường hợp PVFC phải thực hiện nghĩa vụ cam kết, chuyên viên tín dụng có báo cáo Lãnh đạo đơn vị cấp tín dụng, trình cấp phê duyệt tín dụng xem xét để cùng khách hàng tìm giải pháp khắc phục hoặc ra quyết định ngừng cấp bảo lãnh (đối với khoản bảo lãnh trong hạn mức) hoặc có biện pháp thu hồi nợ khi PVFC phải thực hiện nghĩa vụ cam kết.

Thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh

Khi PVFC nhận được văn bản yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của Bên nhận bảo lãnh, chuyên viên tín dụng có trách nhiệm tiến hành các thủ tục cần thiết như sau:

- Kiểm tra lại Thư bảo lãnh phát hành

- Báo cáo Lãnh đạo đơn vị cấp tín dụng xem xét, trình cấp phê duyệt tín dụng có quyết định trong trường hợp yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh khi Bên được bảo lãnh đáp ứng đầy đủ các điều kiện đã đề ra:

- Chuyên viên tín dụng tiến hành các thủ tục thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh theo cam kết bảo lãnh.

Xử lý phát sinh

Bước 9: Thanh lý Hợp đồng bảo lãnh và lưu hồ sơ

Sau khi khách hàng hoàn tất các nghĩa vụ đối với PVFC theo các Hợp đồng và các nghĩa vụ đối với Bên nhận bảo lãnh hoặc thời hạn theo Hợp đồng Bảo lãnh/Thư bảo lãnh thì nghĩa vụ bảo lãnh của PVFC chấm dứt trong trường hợp sau:

- Bên nhận bảo lãnh có văn bản xác nhận chấm dứt cam kết bảo lãnh và đã gửi trả lại PVFC bản gốc của cam kết bảo lãnh.

- Khách hàng đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với PVFC. - PVFC đã thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh theo cam kết bảo lãnh.

- Việc bảo lãnh được huỷ bỏ hoặc thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác;

- Thời hạn của các Thư bảo lãnh đã phát hành theo Hợp đồng bảo lãnh đã hết hiệu lực.

- PVFC đã thực hiện nghĩa vụ thanh toán thay cho khách hàng. Khi đó, khách hàng phải nhận nợ vay bắt buộc với PVFC cho khoản tiền hoàn trả.

- PVFC đồng ý miễn thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh cho bên bảo lãnh. - Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

Chuyên viên tín dụng hướng dẫn khách hàng lập Đề nghị giải chấp tài sản bảo đảm (nếu có) và tiến hành soạn thảo Biên bản thanh lý Hợp đồng và trình cấp phê duyệt tín dụng ký giải chấp cho khách hàng.

2.2.2. Thực trạng hoạt động bảo lãnh tại PVFC

Phí bảo lãnh

Khi lựa chọn đơn vị bảo lãnh, khách hàng phải xem xét nhiều yếu tố trong đó phí bảo lãnh đóng vai trò không nhỏ. Vì thế PVFC có một lợi thế rất mạnh trong sự cạnh tranh về mức phí. Các tổ chức tín dụng khác thường có biểu phí, trong đó quy định rõ mức phí theo từng cách thức ký quỹ đối với tất cả các khách hàng, mức phí thường giao động từ 1,5% - 3%. Chẳng hạn như NH Đầu tư và phát triển (BIDV) mức phí giao động từ 1,5%- 1,9%, NH kỹ thương (Techcombank) giao động trong khoảng 1,2% - 3%. Còn PVFC lại khác, không có biểu phí cụ thể, nếu khách hàng là đơn vị trong ngành dầu khí thì lãi suất là 1% - một mức phí rất thấp, nếu khách hàng là đơn vị ngoài ngành thì mức phí giao động từ 1,5% - 2% tùy theo uy tín và xếp hạng tín dụng của đơn vị đó. Có thể nói mức phí bảo lãnh của PVFC khá linh hoạt, tạo thuận lợi cho khách hàng, nhất là các doanh nghiệp trong ngành.

Hiện nay ở nước ta có 6 loại bảo lãnh chính (theo quy định 283/2000/ QĐ-NH) nhưng PVFC chỉ cung cấp 3 loại, đó là bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thanh toán. Sở dĩ công ty chưa cung cấp loại bảo lãnh vay vốn, bảo lãnh bảo đảm chất lượng sản phẩm và bảo lãnh hoàn thanh toán vì những khách hàng chính của công ty không có nhu cầu nhiều về ba loại bảo lãnh này. Khách hàng chính của PVFC là những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Dầu khí nên không có nhu cầu về bảo lãnh bảo đảm chất lượng sản phẩm như những doanh nghiệp sản xuất. Bên cạnh đó, khách hàng của PVFC chủ yếu là những doanh nghiệp lớn có uy tín, được đối tác tin tưởng nên nhu cầu về bảo lãnh hoàn thanh toán không nhiều. Công ty thường kết hợp vừa bảo lãnh vừa cho vay như: đồng ý bảo lãnh dự thầu cho doanh nghiệp đồng thời cho doanh nghiệp vay vốn để thực hiện hợp đồng. Điều này tạo thuận lợi cho khách hàng về mặt tài chính, cho vay giúp khách hàng có đủ vốn để thực hiện tốt công trình đã trúng thầu, và khi khách hàng thực hiện tốt các cam kết với bên nhận bảo lãnh thì công ty không phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, điều này làm giảm rủi ro cho công ty.

Tình hình đảm bảo cho các khoản bảo lãnh

Tại PVFC, các khoản bảo lãnh thường được đảm bảo bằng tài sản. Hình thức này giúp khách hàng không bị ứ đọng vốn, tạo thuận lợi về mặt tài chính. Các tổ chức tín dụng khác, như NH Đầu tư và phát triển, hay NH Công thương thường yêu cầu ký quỹ, điều này gây khó khăn cho khách hàng về tài chính.

Số lượng thư bảo lãnh

Số lượng thư bảo lãnh năm 2006 tăng 10,89% so với năm 2005 (621 thư bảo lãnh), nhưng đến năm 2007 thì lượng thư bảo lãnh lại giảm xuống 19,48% (500 thư bảo lãnh). Như đã nói ở trên, ta không thể dựa vào mỗi chỉ tiêu này để nhận định mức độ phát triển của họat động bảo lãnh. Số lượng thư tăng lên qua các năm nhưng chưa chắc lượng khách hàng đến với công ty đã tăng lên, số lượng thư tăng nhưng giá trị hợp đồng bảo lãnh thấp thì không thể nói hoạt động bảo lãnh của công ty đã phát triển. Vì thế, ta chưa thể kết luận là quy mô bảo lãnh của PVFC đã bị thu hẹp lại. Tuy nhiên, công ty cũng không thể bỏ qua chi tiết đó mà cần phải kiểm tra, xem xét tại sao lại có sự sụt giảm này, nguyên nhân có thể do yêu cầu bảo lãnh của các doanh nghiệp trong ngành giảm xuống, cũng có thể do phía công ty đáp ứng chưa tốt các dịch vụ để từ đó có biện pháp khắc phục vấn đề.

Giá trị bảo lãnh theo loại hình doanh nghiệp

Bảng 2.2. Giá trị bảo lãnh theo loại hình doanh nghiệp qua các năm

Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng DN trong ngành Dầu khí 147,912 80% 200,466 84% DN thuộc các ngành khác 36,978 20% 38,184 16% Tổng bảo lãnh 184,89 238,65

(Nguồn: Phòng thu xếp vốn và tín dụng doanh nghiệp)

Là một tổ chức tín dụng phi NH, PVFC là thành viên 100% vốn của Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam ra đời với phương châm hoạt động “Vì sự phát triển vững mạnh của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam”. Do đó PVFC sẽ đáp ứng tối đa nhu cầu vốn cho các dự án của Tập đoàn nên khách hàng chủ yếu của công ty là các doanh nghiệp trong ngành Dầu khí. Trong hoạt động bảo lãnh, PVFC có hai khách hàng lớn và chủ yếu là: Công ty cổ phần dịch vụ kỹ thuật Dầu khí (PTSC) và Công ty thiết kế và xây dựng Dầu khí (PVECC). Tính đến năm 2007, 84% khách hàng của công ty là trong ngành Dầu khí, tăng 4% so với năm 2006.

Trong số các doanh nghiệp trong ngành Dầu khí có đến 90% là doanh nghiệp lớn, tổng công ty. Đối với những doanh nghiệp này PVFC thường cấp bảo lãnh theo hạn mức, ngoài ra PVFC còn ký những hợp đồng bảo lãnh theo món có tiền gửi đảm bảo.

Giá trị bảo lãnh theo từng loại hình

Bảng 2.3: Giá trị từng loại bảo lãnh qua các năm

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu

Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

Giá trị Giá trị % tt so

với 2005

Giá trị % tt so với 2006

Bảo lãnh thanh toán 18,56 43,47 134,21% 50,62 16,45% Bảo lãnh thực hiện

hợp đồng

52,12 80,50 54,45% 87,68 8,92%

Bảo lãnh dự thầu 33,70 60,92 80,77% 100,35 64,72%

Tổng bảo lãnh 104,38 184,89 77,13% 238,65 29,08%

(Nguồn: Phòng thu xếp vốn và tín dụng doanh nghiệp)

Từ bảng số liệu trên ta thấy tình hình hoạt động bảo lãnh của PVFC rất khả quan, giá trị bảo lãnh tăng đều qua các năm và tốc độ tăng trưởng khá cao. Năm 2006 giá trị bảo lãnh tăng 77,13% so với năm 2005, đến năm 2007 tổng giá trị bảo lãnh tiếp tục tăng lên nhưng chậm hơn, chỉ tăng 29,08%. Sở dĩ có sự sụt giảm đó là vì năm 2007 PVFC đã chuyển một số khách hàng quen cho tổ chức tín dụng khác, điều này cũng giải thích vì sao số lượng thư bảo lãnh năm 2007 lại giảm xuống. Trong ba loại bảo lãnh, bảo lãnh dự thầu tăng trưởng ổn định nhất, năm 2007 tốc độ tăng trưởng chỉ giảm 16.05% so với năm 2006. Điều này được lý giải là do khách hàng chính của công ty là những doanh nghiệp trong ngành dầu khí, thường có các dự án lớn phải thực hiện qua đấu thầu nên nhu cầu về bảo lãnh dự thầu nhiều.

Biểu đồ 2.2: Cơ cấu bảo lãnh năm 2007

(Nguồn: Phòng thu xếp vốn và tín dụng doanh nghiệp)

Trong các loại bảo lãnh, bảo lãnh dự thầu chiếm tỷ trọng cao nhất (42%), bảo lãnh thanh toán là thấp nhất (21%). Bảo lãnh dự thầu là nguồn tạo

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động bảo lãnh tại Công ty tài chính Dầu khí (Trang 37 - 51)