Quy trình bảo lãnh

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động bảo lãnh tại Công ty tài chính Dầu khí (Trang 25 - 26)

Bước 1: Khách hàng làm đơn xin bảo lãnh gửi tổ chức tín dụng có ghi rõ số tiền và điều kiện bảo lãnh. Tổ chức tín dụng phân tích khách hàng, hợp đồng kinh tế giữa khách hàng và bên thứ ba, yêu cầu bảo lãnh của bên thứ ba. Qua đó, tổ chức tín dụng xác định rủi ro và các biện pháp phòng ngừa.

Bước 2: Ký hợp đồng bảo lãnh với khách hàng

Hợp đồng bảo lãnh là hợp đồng độc lập với hợp đồng kinh tế, là hợp đồng giữa khách hàng với tổ chức tín dụng thể hiện ràng buộc tài chính giữa tổ chức tín dụng với bên thứ ba. Nội dung chính của hợp đồng gồm:

- Số tiền và thời hạn bảo lãnh

- Các điều khoản vi phạm hợp đồng kinh tế dẫn đến nghĩa vụ chi trả của tổ chức tín dụng

- Các tài liệu cần thiết mà bên thứ ba cần có để chứng minh sự vi phạm hợp đồng của bên được bảo lãnh

- Hình thức bảo lãnh

- Phí bảo lãnh, số tiền ký quỹ hoặc tài sản đảm bảo cho bảo lãnh mà khách hàng phải thực hiện đối với tổ chức tín dụng

- Trách nhiệm trả nợ cho tổ chức tín dụng khi tổ chức tín dụng phải thực hiện nghĩa vụ với bên thứ ba

Bước 3: Hình thức bảo lãnh: có các hình thức bảo lãnh sau: - Phát hành thư bảo lãnh

- Mở thư tín dụng - Ký hối phiếu nhận nợ

Lựa chọn hình thức nào là tùy thuộc chủ yếu vào yêu cầu của bên thứ ba. Để hạn chế rủi ro, bên thứ ba có thể yêu cầu đích danh tổ chức bảo lãnh và hình thức bảo lãnh. Phát hành thư bảo lãnh có thể áp dụng cho mọi loại bảo lãnh; bảo lãnh thanh toán được thực hiện dưới hình thức mở thư tín dụng (bảo lãnh mở L/C trả chậm). Độ an toàn của hình thức này rất cao do tính pháp lý

quốc tế của L/C. Bảo lãnh vay vốn (thường vay của các tổ chức tín dụng nước ngoài) được thực hiện dưới hình thức ký phát hối phiếu: thư bảo lãnh kèm theo hối phiếu trả tiền đã được tổ chức tín dụng ký với ngày trả tiền đúng vào ngày khách hàng phải trả cho bên thứ ba.

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động bảo lãnh tại Công ty tài chính Dầu khí (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w