CHƯƠNG 3– GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH TẠI CÔNG TY TÀI CHÍNH DẦU KHÍ
3.3.3. Kiến nghị với Công ty tài chính Dầu khí
Xây dựng và hoàn thiện chính sách tín dụng nói chung và chính sách bảo lãnh nói riêng, thống nhất trong toàn hệ thống làm cơ sở và kim chỉ nam cho hoạt động bảo lãnh.
Tập trung công tác đào tạo cán bộ: tổ chức các lớp tập huấn, nâng cao trình độ và kinh nghiệm cho cán bộ tín dụng. Ngoài ra cần tập trung đào tạo cho các cán bộ kỹ năng giao tiếp, khả năng thuyết phục khách hàng để duy trì khách hàng, mặt khác duy trì uy tín của PVFC trên thị trường.
Tiếp tục công tác hiện đại hóa công nghệ, thực hiện mối liên kết chặt chẽ giữa các chi nhánh, qua đó dễ dàng cho công tác truyền tin và cập nhật thông tin khi cần thiết, thuận lợi cho công việc quản lý.
KẾT LUẬN
Nghiệp vụ bảo lãnh ngày càng thể hiện rõ vai trò quan trọng của mình, nó giúp doanh nghiệp tạo được sự tin tưởng của đối tác, còn với các tổ chức tín dụng nó làm tăng uy tín cũng như thu nhập của tổ chức tín dụng đó. Vì thế mà các tổ chức tín dụng, trong đó có Công ty tài chính Dầu khí luôn phấn đấu để mở rộng hoạt động bảo lãnh cả về quy mô và chất lượng.
Xuất phát từ quan điểm đó, trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn tại PVFC, khóa luận này đã giải quyết được những vấn đề sau:
Trình bày lý luận tổng quát về mô hình Công ty tài chính và hoạt động bảo lãnh tại Công ty tài chính.
Phân tích thực trạng hoạt động bảo lãnh qua các năm 2004, 2005 và năm 2006, đánh giá những kết quả đạt được cũng như chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó.
Đưa ra bốn giải pháp để phát triển hoạt động bảo lãnh, trong đó hoàn thiện chính sách bảo lãnh và điều chỉnh quy trình bảo lãnh là hai giải pháp mang tính cấp thiết nhất.