Con người là trung tâm của mọi hoạt động. Coi trọng công tác bồi dưỡng nâng cao năng lực cán bộ ngân hàng là mấu chốt nâng cao chất lượng công tác thẩm định trong toàn bộ hệ thống. Chi nhánh cần hoàn thiện hơn nữa đội ngũ cán bộ có chuyên môn cao và nhiều kinh nghiệm. Đây là lực lượng nòng cốt và nền tảng vững chắc đảm bảo chất lượng trong công tác thẩm định. Cán bộ thẩm định có giỏi, vững chuyên môn mới đảm bảo chất lượng thẩm định.
Cần thường xuyên cho cán bộ thẩm định tham gia các lớp đào tạo ngắn hạn về nghiệp vụ thẩm định, các buổi tọa đàm trao đổi học tập, trao đổi kinh nghiệm,cung cấp thông tin thẩm định. Cung cấp, cập nhật thường xuyên các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước, các kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, các chiến lược phát triển ngành, các quy định của Nhà nước về đầu tư và xây dựng… việc này có thể được thực hiện bởi các chuyên gia trong, ngoài nước. Cuối mỗi khóa học có kiểm tra đánh
giá và tổng kết kinh nghiệm. Chi nhánh cũng có thể đầu tư đưa cán bộ đi tu nghiệp tại nước ngoài. Bên cạnh việc nâng cao kiến thức chuyên môn, việc trau dồi tư cách đạo đức cũng vô cùng quan trọng, công tác thẩm định tài chính có ảnh hưởng lớn đến quyết định cho vay của Chi nhánh vì vậy dễ xảy ra tiêu cực, móc ngoặc của cán bộ với doanh nghiệp gây hậu quả nghiêm trọng , vì vậy việc trau dồi tư cách đạo đức cũng vô cùng quan trọng
Bản thân cán bộ thẩm định phải thường xuyên tự trau dồi nghiệp vụ, cập nhật thông tin mới nhất, các văn bản thường xuyên thay đổi nếu không thường xuyên cập nhật sẽ không đảm bảo tính chính xác cho kết quả thẩm định. Chi nhánh cần khuyến khích qua trình tự đào tạo của mỗi cán bộ bằng cách hỗ trợ các thông tin cần thiết, cung cấp sách báo tài liệu có hiên quan. Chi nhánh cũng cần có kế hoạch đào tạo và đào tạo lại cán bộ thẩm định trong từng lĩnh vực, vì hầu hết cán bộ của phòng thẩm định đều tốt nghiệp các trường thuộc khối kinh tế mà thiếu cán bộ tốt nghiệp ngành kỹ thuật, gây hạn chế cho công tác thẩm định đầu tư.
Trong tuyển chọn cán bộ cần kết hợp hài hòa giữa năng lực chuyên môn và tư cách đạo đức. Mỗi cán bộ thẩm định cần đạt được những tiêu chuẩn nhất định về trình độ chuyên môn, kinh nghiệm, năng lực làm việc và phẩm chất đạo đức, cụ thể: các cán bộ thẩm định phải có trình độ đại học trở lên, có kiến thức cơ bản về kinh tế thị trường, hoạt động ngân hàng, kiến thức về lĩnh vực tài chính, phải là người có kinh nghiệm thực tiễn trong hoạt động thẩm định, tham gia theo dõi, quản lý tài chính một số dự án cụ thể trước khi được làm công tác thẩm định; phải có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp tốt, trung thực, có tinh thần trách nhiệm, kỷ luật nghề nghiệp cao.Trong công việc cần phân định rõ trách nhiệm quyền hạn cho từng công việc, từng người. Các nhiệm vụ chức năng cần có sự độc lập tương đối. Công việc được phân công cụ thể khoa học sẽ làm tăng hiệu quả thẩm định.
Cần có chế độ thi đua khen thưởng hợp lý, cổ vũ tinh thần cho cán bộ thẩm định, tạo điều kiện thuận lợi cho công việc. Có chính sách đãi ngộ thỏa đáng với các cán bộ chuyên môn giỏi, tránh tình trạng chảy máu chất xám. Đồng thời cũng có những hình phạt, biện pháp xử lý thỏa đáng với các trường hợp vi phạm,để có hiệu quả răn đe. Tiến hành đánh giá năng lực của cán bộ thường xuyên thông qua thực tiễn để có kế hoạch điều chuyển công tác và xét duyệt mức lương hợp lý.