Những hạn chế

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính doanh nghiệp trong hoạt động cho vay của chi nhánh ngân hàng ngoại thương Hà Nội (Trang 71 - 72)

C/ Thẩm định tài chính công ty TNHH NN 1TV cơ điện Trần Phú

2.4.2.1.Những hạn chế

Kết luận: Trên cơ sở phân tích, thẩm định tình hình tài chính của

2.4.2.1.Những hạn chế

Thứ nhất, tại chi nhánh ngân hàng ngoại thương Hà Nội chưa có sự phân công rõ ràng theo hướng chuyên môn hoá đối với từng cán bộ tín dụng. Công tác thẩm định tài chính doanh nghiệp cần được chuyên môn hoá, có nghĩa là mỗi cán bộ tín dụng chịu trách nhiệm việc thẩm định tài chính doanh nghiệp đối với một hoặc một số loại hình doanh nghiệp, một số loại hình nghành nghề kinh doanh. Thực tế ở chi nhánh hiện nay, chưa có một sự phân công rõ ràng nào đối với từng cán bộ tín dụng. Các cán bộ tín dụng ở phòng quan hệ khách hàng phải đảm nhiệm công việc thẩm định tài chính đối với nhiều loại hình doanh nghiệp khác nhau do vậy các cán bộ tín dụng phải mất thời gian để tìm hiểu, cập nhật về đặc điểm của loại hình doanh nghiệp.

Thứ hai, tại chi nhánh chưa có hệ thống các chỉ tiêu trung bình ngành làm chuẩn và chưa có sự so sánh tương quan ngành.

Với bất kỳ một loại hình doanh nghiệp nào, hoạt động sản xuất kinh doanh trong bất cứ lĩnh vực nào thì ngân hàng cũng phải lấy một mức nhất định làm cơ sở, làm căn cứ để đánh giá xem tình hình tài chính là tốt hay xấu. Ví dụ như với tỷ số thanh toán ngắn hạn thì tiêu chuẩn đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp tốt là 2, tỷ số thanh toán nhanh bằng hoặc lớn hơn 1. Thực ra đây cũng là tiêu chuẩn chung để đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp cho mọi đối tượng sử dụng chúng. Ngoài ra, các cán bộ tín dụng chỉ nói lên được xu hướng biến động của các tỷ số tài chính qua hai thời điểm nhất định mà không hề có sự so sánh với những doanh nghiệp hoạt động trong cùng một lĩnh vực.

Thứ ba, việc phân tích các chỉ tiêu tài chính chưa thực sự đầy đủ và chi tiết, chưa bao quát toàn diện tình hình tài chính doanh nghiệp.

Ngân hàng còn chưa quan tâm nhiều đến việc phân tích vốn lưu động ròng, nhu cầu vốn lưu động ròng và việc phân tích các chỉ tiêu tài chính còn chưa đầy đủ. Cán bộ tín dụng chỉ tập trung phân tích các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời, khả năng thanh toán và khả năng hoạt động của doanh nghiệp mà không phân tích nhóm hệ số phản ánh cơ cấu nợ và tỷ suất tự tài trợ. Qua xem xét ví dụ về công tác thẩm định công ty TNHH NN 1TV cơ điện Trần Phú ta có thể thấy rõ được điều đó. Ngoài ra trong quá trình thẩm định khả năng tài chính của doanh nghiệp, ngân hàng còn không đưa ra những đánh giá đầy đủ về nội dụng cần thiết như điểm hoà vốn, phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ,…Vấn đề này không chỉ là vấn đề riêng của các cán bộ tín dụng ngân hàng ngoại thương mà là vấn đề chung cho các ngân hàng thương mại hiện nay.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính doanh nghiệp trong hoạt động cho vay của chi nhánh ngân hàng ngoại thương Hà Nội (Trang 71 - 72)