Chuyên môn hoá việc quản lý khách hàng theo nhóm ngành kinh tế hoăc loại hình doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính doanh nghiệp trong hoạt động cho vay của chi nhánh ngân hàng ngoại thương Hà Nội (Trang 79 - 80)

C/ Thẩm định tài chính công ty TNHH NN 1TV cơ điện Trần Phú

3.2.1Chuyên môn hoá việc quản lý khách hàng theo nhóm ngành kinh tế hoăc loại hình doanh nghiệp.

Kết luận: Trên cơ sở phân tích, thẩm định tình hình tài chính của

3.2.1Chuyên môn hoá việc quản lý khách hàng theo nhóm ngành kinh tế hoăc loại hình doanh nghiệp.

kinh tế hoăc loại hình doanh nghiệp.

Khi luật doanh nghiệp đi vào thực thi, có rất nhiều loại hình doanh nghiệp ra đời với các hình thức kinh doanh khác nhau. Các doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn thường có quy mô nhỏ, thời gian hoạt động ngắn, cho nên các báo cáo tài chính của nó còn có nhiều thiếu sót, đơn giản và sơ sài. Trong khi đó các công ty nhà nước, công ty liên doanh hay công ty có vốn đầu tư nước ngoài lại có thời gian hoạt động dài, quy mô kinh doanh lớn thì các báo cáo tài chính lại dài và phức tạp. Điều này gây khó khăn cho ngân hàng, do đó để nâng cao công tác thẩm định tài chính doanh nghiệp thì cần thiết phải phân công cán bộ tín dụng chuyên môn hoá phụ trách theo nhóm ngành kinh doanh hoặc theo loại hình doanh nghiệp.

- Theo nhóm ngành kinh doanh

Chi nhánh nên tổng hợp các doanh nghiệp khách hàng của mình, phân loại theo loại hình kinh doanh như thương mại dịch vụ, xây dựng…Khi đã phân loại như vậy rồi, chi nhánh tiến hành giao cho các cán bộ tín dụng quản lý từng nhóm ngành kinh doanh riêng. Việc phân loại như vậy, sẽ giúp chi nhánh chuyên môn hoá được loại hình kinh doanh, các cán bộ tín dụng sẽ được chuyên sâu về lĩnh vực mà mình quản lý.

- Theo loại hình doanh nghiệp

Ở Việt Nam hiện nay có nhiều loại hình doanh nghiệp với quy mô và nguồn vốn khác nhau. Doanh nghiệp nhà nước thường có vốn chủ sở hữu lớn vì thế mà DNNN có thể tiến hành sản xuất kinh doanh tất cả các ngành nghề

được xét duyệt kinh doanh với quy mô lớn. Nhưng đối với các doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH thường thì kinh doanh ngành nghề rộng. Vì vậy mà phân loại theo ngành nghề kinh doanh không phát huy được hiệu quả, nhưng việc phân loại theo loại hình doanh nghiệp lại có hiệu quả hơn. Như vậy, chi nhánh có thể phân thành các loại hình doanh nghiệp như doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp liên doanh, công ty cổ phần,…rồi sau đó phân nhiệm vụ cho các cán bộ tín dụng phụ trách từng loại hình doanh nghiệp. Để cho các cán bộ tín dụng có khả năng làm việc trong tất cả các lĩnh vực kinh tế, các ngành nghề thì các cán bộ tín dụng phải thường xuyên trao đổi cho nhau, và sau một thời gian có thể thay đổi các lĩnh vực ngành nghề.

Nhưng việc phân công công việc cho các cán bộ tín dụng đòi hỏi người chịu trách nhiệm phân công phải nắm bắt được khá rõ về ưu nhược điểm của nhân viên của mình, tạo điều kiện cho các nhân viên của mình phát huy được sở trường của bản thân, phát huy điểm mạnh và khắc phục những điểm yếu, tạo nên sức mạnh tập thể.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính doanh nghiệp trong hoạt động cho vay của chi nhánh ngân hàng ngoại thương Hà Nội (Trang 79 - 80)