công ty xây dựng ma trận SWOT hình thành các phương án chiến lược có thể có.
Từ sự phân tích môi trường kinh doanh bên ngoài và sự phân tích thực trạng ta có các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ của công ty. Chúng ta sẽ kết hợp các yếu tố này để hình thành nên những phương án có thể lựa chọn trên ma trận SWOT.
Các yếu tố điểm mạnh, điểm yếu, nguy cơ, cơ hội được liệt kê ở trong ma trận là những yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng tới sự thành công của công ty và của nghành Dược.
Hình 2.7: Ma trận SWOT.
Những điểm mạnh và những điểm yếu
Các cơ hội và các mối đe doạ
Những điểm mạnh -S
1.Vưa hoạt động sản xuất vừa kinh doanh.
2.Có nhiều kinh nghiệm quan hệ tốt với khách hàng.
3.Có đội ngũ CBCNV có trình độ chyên môn cao.
4.Có chính sách sản phẩm phù hợp hiệu quả và bước đầu nắm bắt được nhu cầu thị trường
Những điểm yếu-W 1.Máy móc thiết bị không đồng bộ và lạc hậu.
2.Vốn cho hoạt động kinh doanh, đội ngũ cán bộ chuyên trách còn thiếu. 3.Công tác điều tra nghiên cứu thị trường còn yếu kém không hiệu quả. 4.Hệ thống phân phối mỏng.
Các cơ hội-O
1.Các chính sách ưu đãi của Nhà nước
2.Sản phẩm Dược không có sản phẩm thay thế.
3.Sự phát triển của kinh tế- khoa học công nghệ. 4.Mở rộng quan hệ hợp tác với nước ngoài. SO S1O1 S4O4 S3O3 WO W1O3
Các mối đe doạ-T 1.Tiêu chuẩn GMP 2.Các doanh nghiệp trong ngành mạnh
3.Gia nhập tổ chức TMTG. 4.Các đối thủ tiềm ẩn xuất hiện. ST S1O2 S1O2 S3O1 WT W1T1
-Phối hợp SO: Thu được do phối hợp các mặt mạnh chủ yếu với các cơ hội của công ty. Điều quan trọng là công ty phải sử dụng các mặt mạnh của mình để khai thác cơ hội.
-Phối hợp ST: Thu được do phối hợp các mặt với các nguy cơ của công ty. Công ty có thể tận dụng các điểm mạnh của mình để hạn chế những nguy cơ.
- Phối hợp WO: Thu được do phối hợp các điểm yếu của công ty với các cơ hội. Công ty có thể tận dụng các cơ hội để khắc phục các điểm yếu của mình, hay nói cách khác công ty có thể hạn chế những ảnh hưởng của các điểm yếu.
-Phối hợp WT: Thu được là sự kết hợp giữa các nguy cơ của công ty với những điểm yếu. Không nên có phương án trong sự kết hợp này.
* Các phương án chiến lược có thể có:
+Phương án 1: Chiến lược đa dạng hoá sản phẩm, chiến lược này thu được do:
- Sự kết hợp giữa điểm mạnh của công ty là vừa hoạt động sản xuất vừa hoạt động kinh doanh với cơ hội là các chính sách ưu đãi của nhà nước. - Sự kết hợp giữa điểm mạnh vừa hoạt động sản xuất kinh doanh với các doanh nghiệp trong ngành mạnh.
- Sự kết hợp giữa điểm mạnh có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động kinh doanh, vừa sản xuất vừa kinh doanh, có chính sách sản phẩm phù hợp, với nguy cơ như tiêu chuẩn GMP và các đối thủ tiềm ẩn xuất hiện.
Công ty nên thực hiện chiến lược đa dạng hoá sản phẩm để mở rộng tiêu thụ sản phẩm của mình trên thị trường.
+Phương án 2: Chiến lược thâm nhập thị trường, chiến lược này thu được do kết hợp giữa điểm mạnh có chính sách sản phẩm phù hợp hiệu quả và bước đầu nắm bắt được nhu cầu thị trường với cơ hội mở rộng quan hệ hợp tác với nước ngoài.
+Phương án 3: Chiến lược đổi mới công nghệ, chiến lược này thu được do:
-Sự phối hợp giữa điểm mạnh có đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ cao với cơ hội sự phát triển của kinh tế khoa học công nghệ.
-Sự phối hợp giữa điểm mạnh của công ty là có đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ với mối đe doạ tiêu chuẩn GMP.
-Sự kết hợp giữa cơ hội sự phát triển của kinh tế khoa học công nghệ với điểm yếu của công ty là máy móc thiết bị không đồng bộ và lạc hậu
Phần III
Một số giải pháp chủ yếu để đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm của Công ty Dược Liệu trung Ương I