Chất lượng gạo xuất khẩu.

Một phần của tài liệu Phát triển xuất khẩu gạo - Thực trạng và giải pháp (Trang 43 - 45)

Song song với sự tăng trưởng về khối lượng gạo xuất khẩu, chất lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam cũng ngày càng được nâng cao cả về chất lượng gạo và chất lượng chế biến (phân theo tỷ lệ tấm). Thời gian đầu xuất khẩu, chất lượng gạo của Việt Nam rất thấp, gạo có tỷ lệ tấn cao trên cao 25% chiếm đến 80 – 90 % tổng lượng gạo xuất khẩu, nên sức cạnh tranh kém, giá cả thấp. Nguyên nhân chủ yếu là đầu tư vào lĩnh vực xay sát, đánh bóng chưa được quan tâm đúng mức.

Bảng 2: Tỷ lệ một số loại gạo xuất khẩu chính của việt Nam : Loại Thị trường% 25% tấn 37.90 5% tấn 26.56 15%tấn 15.50 10% tấn 13.11 Tấn 5.30 Nếp và gạo thơm 1.46 Các loại khác 1.17

Nguồn viện nghiên cứu thương mại.

Hiện nay, loại gạo xuất khẩu có chất lượng cao là loại hạt dài, ít bạc bụng với tỷ lệ tấn thấp (từ 5 – 10%) đã chiếm tỷ trọng lớn và có xu hướng tăng dần, trong khi đó gạo có chất lượng trung bình (hạt tròn, bạc bụng), tỷ lệ tấm cao (trên 10%) chiếm tỷ trọng nhỏ và có xu hướng giảm dần. Có được tiến bộ này do nhà nước đã quy hoạch và xây dựng các vùng lúa chất lượng cao phục vụ xuất khẩu, trong đó vùng ĐBSCL có 1 triệu ha, vùng ĐBSH có 300 nghìn ha. Vì vậy trong những năm gần đây thị trường gạo được mở rộng, khách hàng tăng, sức cạnh tranh của hạt gạo Việt Nam trên thị trường thế giới ngày càng cao và đứng vững trên những thị trường khó tính. Minh chứng rõ rằng nhất là việc gạo Việt Nam đã và đang thâm nhật vào thị trường Nhật bản – một thị trường khó tính và có những quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm gắt gao khó tính của thế giới. Mới đây Việt Nam tiếp tục trúng thầu 17.050 tấn gạo tẻ hạt dài trong phiên đấu thầu gạo của Chính Phủ Nhật Bản cùng với các đối tác Thái Lan và Hoa Kỳ. Đây là lần thứ 3 kể từ đầu năm 2007 Việt Nam trúng thầu cung cấp gạo Nhật Bản với tổng lượng cung cấp cho đến thời điểm này là 45.050 tấn.

Tuy nhiên chất lượng gạo ở Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế sự tăng trưởng sản lượng và kim ngạch xuất khẩu:

Thứ nhất: chất lượng chưa phù hợp với nhu cầu thị trường thế giới, nhát là thị

trường các nước công nghiệp phát triển. Gạo xuất khẩu vẫn là gạo trắng (95 – 97%)trong khi nhu cầu thị trường của các nước như: Hoa Kỳ, Nhật, ED lại cần gạo thơm, ngon, hạt dài, chất lượng cao.

Thứ hai: phẩm cấp thấp và sự kém đa dạng về chủng loại cũng là một bất lợi lớn

của gạo Việt Nam. Theo số liệu nghiên cứu của vụ xuất nhập khẩu, trong khi gạo chất lượng cao (5- 10% tấn) của Việt Nam được đánh giá là đã tăng đáng kể từ

14,2% năm 1990 lên hơn 40% tổng lượng xuất khẩu và tiếp tục tăng do các nhà sản xuất nước này đang nghiên cứu để cho ra đời những giống mới có chất lượng cao hơn.

Một phần của tài liệu Phát triển xuất khẩu gạo - Thực trạng và giải pháp (Trang 43 - 45)