NAY.
1. ƯU ĐIỂM XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY
+ Việt Nam đã trở thành nước xuât khẩu gạo hàng đầu trên thị trường thế giới. + Sản xuất và xuất khẩu gạo luôn được nhà nước chú trọng đầu tư nhằm đảm bảo an ninh lương thực cũng như phát huy lợi thế so sánh trong xuất khẩu mặt hàng này.
+ Điều kiện hiển nhiên thuận lợi cho sự phát triển của cây lúa, chi phí sản xuất tương đối thấp.
Các vùng trồng lúa chất lượng ban đầu được hình thành cùng với nhiều giống lúa được hình thành cùng với nhiều giống lúa mới cho năng xuất cao, chất lượng khẳ năng chịu sâu bệnh tốt đã và đang được nghiên cứu áp dụng… nhằm cơ cấu loại giống lúa.
Xuất nhập khẩu tăng liên tục trong vài năm qua và thị trường xuất khẩu gạo ngày càng được mở rộng với sự tham gia của rất nhiều doanh nghiệp và cả doanh nghiệp tư nhân.
Năm 2007, sản lượng lúa cả nước đã đạt khoảng 36 triệu tấn và năm 2007 cả nước đã xuất khẩu được 4,3 tỷ USD. Giá gạo của cả nước ta cũng hơn 1,4 tỷ USD giá gạo của nước ta cũng đã tăng lên một bậc với một mức giá bình quân đạt 293 USD/ tấn, tăng 42 USD/ tấn so với năm 2006. Hiện nay gạo nước ta đã xuất khẩu sang hơn 70 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Trong đó nhiều thị trường “khó tính” như: Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản.. gạo Việt Nam cũng đã chinh phục được.
Vị thế cường quốc thứ hai về xuất khẩu gạo của Việt Nam vẫn chưa được khẳng định ở ngôi “á quân” chỉ đứng sau người thái.
Riêng tại Đồng Băng Sông Cửu Long theo đánh giá của bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn năm 2007 người dân trồng lúa ở các tỉnh ĐBSCL đều được mùa, với giá bình quân 3000 đồng/kg lúa năm 2007, nông dân các tỉnh phía nam đã tăng thu thêm 2100 tỷ đồng.
* NHƯƠC ĐIỂM XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY
+ Về quản lý điều hành: Việc chỉ đạo đánh giá tình hình sản xuất, tình hình thị trường tiêu thụ của Bắc Bộ, ngành chức năng mặc dù đã được khắc phục nhiều trong những năm gần đây nhưng vẫn còn một số khâu còn yếu. Hiệp hội chỉ mới đóng vai trò là cầu nối giữa các cơ quan quản lý với doanh nghiệ chưa thực sự là tổ chức có đủ
khẳ năng bảo về quyền lợi của doanh nghiệp thông qua hoạt động của mình. Vai trò của uỷ ban nhân dân các tỉnh đã được nâng cao, gắn liền từ khâu sản xuất đến tiêu thụ nhưng mới chỉ có một phạm vi hạn chế của địa phương, từng thời điểm, chưa đáp được yêu cầu chung về tổng thể ở tầm quốc gia.
+ Tình trạng yếu kém trong việc phối hợp giữa các doanh nghiệp cùng bán cho một nhánh mua nên tình trạng ép giá vẫn chưa thoát… Có giai đoạn do không tính toán và bám sát tình hình nên các doanh nghiệp tập chung ký hợp đồng và giao hàng với khối lượng lớn trong cùng thời gian. Làm vượt khả năng về nguồn hàng xay xát, chế biến, vận chuyển, bao bì, bóc dở…. Làm mất cân đối trên một số mặt, ảnh hưởng đền giá cả thị trường và giảm hiệu quả xuất khẩu.
+ Chưa giải quyết được nghịch lý trong xuất khẩu kim ngạch xuất khẩu gạo của chúng ta sẽ còn cao hơn nữa nên việc điều hành hàng xuất khẩu gạo tạo ra được tiến độ xuất khẩu phù hợp với sự lên xuống của giá cả thế giới. Đây là điểm yếu của chúng ta. Nên năm nào xuất khẩu gạo cũng bị thua thiệt, có năm tới hàng chục triệu USD.
Trong những năm vừa qua để phù hợp với yêu cầu của thị trường,chất lượng gạo của Việt Nam đã được cải thiện đáng kể, loại gạo chất lượng trung bình chiếm tỉ lệ từ 22,4%(năm 1996) tăng lên 85%(năm 2003).Loại gạo chất lượng thấtp chiếm tỉ lệ 23% giảm xuống còn 8%.Nhưng so với gạo Thái Lan thì gạo xuất khẩu của Việt Nam phần lớn có chất lượng trung bình.Qua khảo sát cho thấy gạo xuất 5% tấm của Việt Nam mới đạt 35%; 15% tấm chiếm 40%; 25% tấm chiếm 12%; các loại khác là 13%.
Do chất lượng gạo chưa cao nên giá bình quân các loại gạo xuất khẩu luôn thấp hơn giá gạo bình quân của Thái Lan.Khoảng cách chênh lệch giá gạo xuất khẩu của Việt Nam với Thái Lan loại 5% tấm năm 200 là 40-50 USD/tấn so với Thái Lan.Còn so sánh tất cả các loại gạo của Việt Nam xuất khẩu thì hàng của ta luôn thấp hơn hàng Thái Lan khoảng 12-24 USD/tấn.Thách thức về thị trường và thương hiệu thì gạo Việt Nam được xuất sang nhiều thị trường với mức độ khác nhau bao gồm Châu á 46%; Trung Đông 25%; Châu Phi 12%; Châu Mỹ 1%; các nước khác 13%. Ngoài ra Việt Nam còn xuất sang Trung Quốc , ấn Độ, Pakistan… Phần lơn các khu vực thị trường này có trình độ tiêu dùng thấp, khả năng thanh toán hạn chế. So với giá gạo Thái Lan việc gạo Việt Nam giành được những thị trường tiêu thụ có chất lượng tiêu dùng cao còn rất hạn chế.
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU GẠO TRONG THỜI GIAN TỚI. TRONG THỜI GIAN TỚI.