0
Tải bản đầy đủ (.doc) (81 trang)

Mục tiêu, quan điểm phát triển xuất khẩu gạo của Việt Nam trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU GẠO - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 63 -64 )

* Phương hướng sản xuất và xuất khẩu lúa gạo của Việt Nam

- Mục tiêu và phương hướng sản xuất lúa gạo với nông nghiệp Việt Nam, sản xuất lương thực nói chung và sản xuất lúa gạo nói riêng luôn là ngành quan trọng bậc nhất nhằm thực hiện ba mục tiêu

(1) Đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia, đáp ứng đầy đủ nhu cầu lương thực trong bất kỳ tình huống nào

(2) Tăng năng suất cây trồng và năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm để nâng cao năng lực cạnh tranh của mặt hàng gạo xuất khẩu của Việt Nam.

(3) Đảm bảo nguòn nguyên liệu cung ứng cho công nghiẹp xuất phát từ mục tiêu trên các định hướng cơ bản đựoc đề xuất là :

+ Tăng cường thâm canh, tăng năng suất, kết hợp khai hoang tăng vụ ở những nơi có điều kiện, trong đó định hướng chủ yếu lâu dài là thâm canh tăng năng suất kết hợp với nâng cao chất lượng lúa gạo. Tuy nhiên, với một số diện tích trong lúa kém hiệu quả ở ĐBSCL không nên tiếp tục canh tác mà có thể sẽ chuyển sang các loại hoa màu khác hay nuôi trồng thuỷ sản sao cho có hiệu quả kinh tế cao hơn.

+ Đa dạng hoá trong sản xuất, đa dạng hoá về chủng loại gạo, đa dạng hoá về phẩm cấp các giống lúa, đa dạng hoá nguồn lúa gạo cho xuất khẩu. Tuy nhiên, việc đa dạng hoá phải căn cứ vào nhu cầu của thị trường quốc tế để có cơ cấu sản xuất thích hợp, tích cực ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất để vừa tăng năng suất vừa tăng chất lượng gạo. Tuy nhiên việc áp dụng khoa học kỹ thuật phải gắn liền với bảo vệ môi trường sinh thía và phát triển bền vững.

II - Mục tiêu, quan điểm phát triển xuất khẩu gạo của Việt Nam trong thời gian tới. tới.

(1) Tăng lượng gạo xuất khẩu trên cơ sở vẫn phải đảm bảo lương thực quốc gia và có lãi cho người sản xuất và người xuất khẩu.

(2) Mở rộng thị trường xuất khẩu bằng cách xây dựng một hệ thống phân phối trên thị trường quốc tế và chú trọng chất lượng sản phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh của gạo Việt Nam.

(3) Nâng cao kim ngạch xuất khẩu trên cơ sở nâng cao giá gạo xuất khẩu trên thị trường quốc tế.

* Quan điểm :

+ Đa dạng hoá nhiều loại với các chủng loại khác nhau để có thể đáp ứng được nhu cầu của thị trường thế giới, cơ cấu của chủng loại sản phẩm phải thay đổi theo chiều hướng tích cực ngày càng có nhiều chủng loại chất lượng cao, đặc sản phù hợp, giảm tỷ lệ các loại gạo phẩm cấp thấp.

+ Đa phương hoá thị trường tiêu thụ gạo đồng thời xác định và có sự ưu tiên đối với thị trường xuất khẩu gạo chiến lược, lâu dài bằng ổn định số lượng và nâng cao chất lượng hàng hoá, khi có cơ hội phải chiếm lĩnh và biến những thị trường tiềm năng thành những thỉ trường quen thuộc và truyền thống của mình.

+ Khuyến khích và tạo điều kiện cho nhiều hình thức tổ chức tham gia xuất khẩu để có thể đáp ứng được mọi nhu cầu ở mọi nơi, mọi lúc, mỗi quy mô của khách hàng. Điều đó đòi hỏi cơ quan quản lý Nhà nước phải có cơ chế quản lý sinh hoạt mềm dẻo thích ứng với kịp thời những biến động của thị trường

+ Tham gia các tỏ chức quốc tế để có điều kiện cho gạo của Việt Nam thâm nhập vào thị trường thế giới một cách sâu, rộng,

+ Xây dựng mọi cơ sở nền tảng cho xuất khẩu gạo phù hợp với nhu cầu thị trường và tập quán thương mại Quốc tế.

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU GẠO - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 63 -64 )

×