Việt Nam đang phải NK trên 80% lượng phôi để sản xuất thép thành phẩm. Tình trạng giá phôi NK lên xuống thất thường khiến cho thị trường thép thành phẩm "nóng lạnh" từng cơn. Bởi thế, nhiều DN đã đầu tư xây dựng các nhà máy (NM) sản xuất phôi, mong tìm lối thoát để ổn định thị trường thép.
Hiện, tổng công suất các NM luyện phôi thép cả nước đạt khoảng 2 triệu tấn/năm. Để cán mỗi tấn phôi, trung bình cần có 1,1 - 1,15 tấn thép phế liệu. Trên 90% lượng thép phế cung ứng cho các NM luyện phôi trong nước hiện phải NK từ Nam Mĩ, Châu Phi, Đông Âu, Philippines, Nga, Nhật... Thép phế cần NK với số lượng lớn cùng lúc mới có thể đáp ứng sản xuất và giảm chi phí vận chuyển. Thế nhưng ở nước ta có quá ít cảng nước sâu - chỉ có 2 cảng có thể đón được tàu trọng tải trên 3 vạn tấn đều ở phía Nam, trong khi đó
phần lớn các NM cán phôi lại nằm ở phía Bắc (NM phôi thép Đình Vũ, NM phôi thép của Cty CP thép Cửu Long, NM phôi thép của Cty gang thép Thái Nguyên...). Vì vậy, các DN này muốn NK thép phế buộc phải xé lẻ hàng đóng container thuê tàu nhỏ hơn cập cảng. Theo tính toán sơ bộ của các chuyên gia NK thép phế thì chi phí cho việc NK 1 tấn thép phế ở cùng một nơi về NM cán phôi bằng hình thức vận chuyển như hiện nay cao gấp 2, thậm chí gấp 3 lần so với việc NK bằng hình thức vận chuyển hàng rời trọng tải lớn.
Hiện cảng Đình Vũ là cảng duy nhất ở Hải Phòng có thể đón được tàu trọng tải lớn. Được biết, cảng Đình Vũ đã đầu tư xây dựng cảng nước sâu để có thể đón được tàu 4 vạn tấn nhưng cho đến nay vẫn chưa thấy đâu. Hiện cảng này chỉ đón tàu trọng tải 1,5 vạn tấn ra vào đã rất khó khăn.
Ông Lê Mạnh Hoàn - Phó TGĐ Cty CP thép Đình Vũ, đơn vị có năng lực sản xuất phôi thép trên 200 ngàn tấn/năm cho biết: "Các cảng trên địa bàn Hải Phòng bình quân mỗi ngày xếp dỡ được 1,2 ngàn tấn, trong khi đó nhu cầu của nhà máy là 4,5 ngàn tấn/ngày. Vì thế, các DN NK ngoài việc phải chịu chi phí vận chuyển cao lại phải chịu thêm chi phí lưu kho bãi rất cao. Ông Hoàn cho biết thêm: "Riêng chi phí lưu kho tại cảng cho một container là 15 USD/ ngày, chưa kể phí xếp dỡ".
Bên cạnh đó, "bệnh" thủ tục hành chính cũng gây không ít khó khăn cho việc NK thép phế. Theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường, những DN muốn NK loại hàng này phải đảm bảo các điều kiện về kho bãi và môi trường. Có nghĩa là các DN sản xuất phôi thép có đủ điều kiện được NK thép phế, nhưng mỗi lần NK thép phế vẫn phải có "giấy phép con" mới được NK.
Nhu cầu thép phế cho các nhà máy cán phôi lên tới 2,2 - 2,3 triệu tấn/năm. Ở VN, lượng thép phế trong nước cung ứng được khoảng 800.000 tấn/năm, số
còn lại phải NK từ 1-2 triệu tấn/năm, mới đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của sản xuất.
- Từ đầu năm 2008, để xiết chặt XK, phía Trung Quốc đã nâng thuế XK
mặt hàng này từ 15% lên 25%. Hiện nay, giá chào phôi thép Q235 Trung Quốc ở mức 750- 760 USD/tấn, tăng 10- 25 USD/tấn so với tháng 2/2008. Đồng thời giá thép phế- nguyên liệu chính để sản xuất phôi- cũng tăng mạnh. Thời điểm này, giá thép phế chào bán về đến Việt Nam khoảng 490- 500 USD/tấn (CFR), tăng khoảng 20 USD so với tháng trước và tăng gần 100 USD/tấn so với cuối năm 2007. Trong khi đó, Việt Nam phải nhập tới 50% nhu cầu phôi thép, chủ yếu từ Trung Quốc. Chính vì thế, giá thép xây dựng trong nước phụ thuộc chủ yếu vào những diễn biến của thị trường này. Bên cạnh đó, từ ngày 25/2, do giá dầu mazud tăng từ 8.500 đ/kg lên 9.500 đ/kg, trong khi để sản xuất mỗi tấn thép phải tiêu tốn hết 40 kg dầu mazud. Đó là những nguyên nhân chính khiến giá thép xây dựng tăng lên.Trong tuần đầu tháng 2 vừa qua, sau khi kiểm tra giá bán thép trên thị trường và tình hình sản xuất tại một số DN thép, Bộ Công Thương đã có báo cáo Thủ tướng Chính phủ (số 09/BC-BCT), trong đó nêu rõ: “Đoàn kiểm tra chưa phát hiện được DN nào găm hàng với khối lượng lớn (tới hàng vạn tấn) đợi tăng giá cao để trục lợi. Tuy nhiên, qua kiểm tra đã phát hiện một số cơ sở kinh doanh thép tại địa phương đã không thực hiện niêm yết giá và đã lập biên bản xử lý. Theo tính toán, nếu giá phôi thép NK khoảng 760 USD/tấn thì giá bán lẻ thép xây dựng trên thị trường ở mức 16- 17 triệu đồng/tấn là bất hợp lý. Bộ Công Thương đề nghị các cơ quan quản lý giá và thuế tại các địa phương tăng cường công tác kiểm tra và thu hồi chênh lệch giá nhằm chống việc tăng giá bất hợp lý.Về phía Hiệp hội Thép Việt Nam cho rằng: Sau khi đàm phán với các nhà cung cấp quặng sắt, từ ngày 1/4 tới, giá quặng sắt sẽ tăng thêm 65%
so với giá của năm 2007. Như vậy, có khả năng giá quặng sắt sẽ tăng lên 70 USD/tấn, cùng với giá cước vận tải tăng khoảng 40 USD/tấn, giá than mỡ dự báo cũng sẽ tăng trong thời gian tới, điều này sẽ tác động mạnh tới giá phôi thép và xu hướng tăng giá thép là khó tránh khỏi. Với mức tăng của quặng sắt, dự tính giá phôi thép có thể tăng tới trên 800 USD/tấn. Năm 2008, tổng nhu cầu phôi cho sản xuất thép trong nước cần khoảng 4,6 triệu tấn. Tuy nhiên, nguồn phôi trong nước mới chỉ đáp ứng được 50% (2 triệu tấn phôi), còn lại trên 2 triệu tấn các DN vẫn phải tìm nguồn NK. Hiện nay, việc mua phôi thép từ Trung Quốc đang bắt đầu gặp khó khăn, các DN phải tìm mua phôi từ các nước trong khu vực Đông Nam Á như Malaixia, Thái lan và các nước khác như Thổ Nhĩ Kỳ, Nga, Ucraina thậm chí là từ Nam Phi hay Braxin. Tuy nhiên, việc mua phôi từ các nước này cũng không dễ dàng. Cuối năm 2007, các DN thép đã NK một lượng phôi dự trữ, số phôi này chỉ đủ cho sản xuất đến hết quý I/2008. Dự báo, sau khi có tin giá quặng sắt tăng từ ngày 1/4 thì các DN đang đẩy mạnh NK phôi, tuy nhiên do nhu cầu về phôi tăng cao nên giá NK cũng liên tục có sự thay đổi, gây áp lực cho giá bán trong nước
thời gian tới.
Năm 2008, nhu cầu về thép của Việt Nam tăng khoảng 20% so với 2007 do đầu tư nước ngoài tăng mạnh và nhiều công trình trọng điểm của Nhà nước như Thuỷ điện Sơn La, Nhà máy lọc dầu Dung Quất, các công trình giao thông, hạ tầng sử dụng vốn ODA… cần một khối lượng thép lớn. Thép có thể không thiếu, nhưng nhu cầu tăng cùng với giá đầu vào tăng là lý do khiến nhiều người lo ngại thị trường thép năm 2008 sẽ có những diễn biến khó lường. Để giải quyết tình trạng căng thẳng về nguồn cung phôi, ngăn chặn “cơn lốc” tăng giá thép chỉ còn cách duy nhất là đẩy mạnh sản xuất phôi trong nước. Như vậy, không những chủ động được đầu vào mà giá cũng sẽ thấp hơn NK. Bởi lẽ, giá thành phôi sản xuất trong nước thấp hơn NK tới 200 USD/tấn.
Nhưng để sản xuất được trên 4 triệu tấn phôi thì vẫn vượt quá khả năng của DN Việt Nam.
Theo dự báo, đến năm 2010 thì Việt Nam mới đạt sản lượng trên 4 triệu tấn phôi thép. Tìm kiếm giải pháp ngăn chặn “cơn lốc” giá thép trên thị trường trong nước, Bộ Công Thương đã yêu cầu Hiệp hội Thép Việt Nam, Tổng Công ty Thép Việt Nam cần tăng cường phối hợp với các cơ quan chức năng kiểm tra, kiểm soát, giám sát chặt chẽ giá bán tại các hệ thống phân phối, tiêu thụ…
Theo các DN, giá quặng nhập về Việt Nam vào tháng 4/2008 sẽ là 210 USD/tấn, tăng gần 100 USD/tấn so với cách đây 2 tháng. Bên cạnh đó giá thép phế cũng tăng mạnh. Hiện giá thép phế chào bán ở mức 670 USD/tấn, giá các DN đã mua khoảng 630 USD/tấn.
Tác động từ việc giá quặng sắt, thép phế và giá than cốc tăng (gần 50%) trong thời gian qua đã làm cho giá phôi thép và thép liên tục biến động. Mới tuần trước, giá chào bán phôi thép từ Trung Quốc chỉ ở mức 905 USD/tấn thì nay đã lên tới 970 USD/tấn. Các nguồn khác như Nga, Ucraina, giá có thấp hơn, nhưng không có hàng hoặc do đường xa nên chi phí vận tải cao và thời gian kéo dài.
Theo Hiệp hội Thép Việt Nam, Công ty Thép Việt - Nhật (Vinakyoei) cho biết họ đã ký hợp đồng mua phôi thép với giá 930 USD/tấn. Nhưng theo ông Phạm Chí Cường - Chủ tịch Hiệp hội Thép thì các DN khác chưa DN nào mua phôi thép quá 900 USD/tấn.
Mới đây, một số DN đã có thông báo đến các đại lý và khách hàng bắt đầu từ 1/4 sẽ tăng giá thép thêm 500.000 đồng/tấn. Nhưng Hiệp hội Thép cho biết đã làm việc với các DN này và thông báo tăng giá đã được rút lại. Bên cạnh đó một số DN cho biết sẽ giữ nguyên giá bán thép đến hết tháng 4/2008.
Hiện nay giá thép bán ra đang ở mức 14,8 triệu đồng đến 15,2 triệu đồng/tấn chưa có VAT. Giá thép hiện nay chỉ tương đương với giá phôi nhập khẩu 860 USD/tấn.
Có nhiều lo ngại cho rằng giá thép cao sẽ làm giảm nhu cầu, tiêu thụ chậm, nhưng theo Hiệp hội Thép, tiêu thụ thép không hề giảm. Cụ thể trong tháng 2/2008 là tháng trùng với Tết Nguyên đán, có nhiều ngày nghỉ thì tiêu thụ thép vẫn đạt 296.000 tấn, cao hơn so với mức trung bình cả năm 2007 là 270.00 tấn. Còn trong tháng 3/2008 dự kiến tiêu thụ đạt 350.000 tấn. Một số DN thép như Hoà Phát, Pomina... hiện vẫn sản xuất vượt công suất thiết kế do tiêu thụ tăng mạnh.
Theo dự tính năm 2008 nhu cầu về thép của Việt Nam tăng khoảng 20% so với 2007 do đầu tư nước ngoài tăng mạnh và nhiều công trình trọng điểm của Nhà nước như Thuỷ điện Sơn La, Nhà máy lọc dầu Dung Quất, các công trình giao thông, hạ tầng sử dụng vốn ODA tăng cao, cần khối lượng thép lớn.
Một số DN xây dựng đang dự tính sẽ nhập khẩu thép cây Trung Quốc về đưa vào công trình mà họ đang xây dựng. Thép cây Trung Quốc vốn khó thâm nhập thị trường Việt Nam vì vướng thương hiệu. Người tiêu dùng chưa quen dùng các thương hiệu thép cây Trung Quốc, nhưng một số DN nhập đưa vào công trình của mình lại là chuyện khác. Theo các DN này, giá thép cây Trung Quốc ở mức13,5 triệu đồng/tấn.
Năm 2008, ước tính tổng nhu cầu phôi cho sản xuất thép vào khoảng 4,6 triệu tấn. Tuy nhiên, nguồn phôi trong nước mới chỉ đáp ứng được 2 triệu tấn, còn lại hơn 2 triệu tấn vẫn phải nhập khẩu. Theo Hiệp hội Thép Việt Nam, giá thành phôi sản xuất trong nước thấp hơn nhập khẩu tới 200 USD/tấn. Nhưng để sản xuất được trên 4 triệu tấn phôi thì vẫn vượt quá khả
năng của DN Việt Nam. Phải đến 2010 thì Việt Nam mới đạt sản lượng trên 4 triệu tấn phôi thép.
Vì vậy trong thời gian tới sản xuất thép Việt Nam vẫn phụ thuộc nhiều vào nguồn phôi nhập khẩu. Theo nhận định của các DN thì giá phôi thép sẽ đạt mức 1.000 USD/tấn trong quý 2/2008. Khi đó giá thép trong nước bán ra cũng ở mức 17 triệu đồng/tấn chưa có VAT. Nếu Trung Quốc tiếp tục tăng thuế suất thuế xuất khẩu phôi và thép thành phẩm thì thị trường thép còn nhiều diễn biến phức tạp.
Hiện ngành sản xuất thép nội địa đang phụ thuộc lớn vào đầu vào nhập khẩu sản xuất, thép xây dựng phụ thuộc 70 % phôi thép nhập khẩu, sản xuất thép tôn mạ phụ thuộc 90 % đầu vào nhập khẩu,.. chính vì vậy thị trường thép nội địa hiện nay và trong thời gian tới chịu ảnh hưởng trực tiếp của biến động giá thép trên thế giới là khá rõ rệt.
Có thể khẳng định nguyên nhân giá thép cao ngất ngưởng từ cuối năm 2004 đến tận bây giờ là do thị trường thép nội địa đều ảnh hưởng từ giá thép trên thị trường thế giới.Không những vậy trong những năm gần đây ngành thép còn tồn tại một nghịch lý là mặc dù tổng cầu bằng 1\2 tổng cung trên thị trường nhưng giá thép vấn đắt .