3. 1.Chủ trương
3.1.6.6. Chiến lược phát triển thị trường
Là chiến lược đưa sản phẩm hiện tại sang thị trường mới với những cố gắng thương mại nhiều hơn trên các vungc hoặc đoạn thị trường mới, đó là việc thay đổi thị trường hiện có của doanh nghiệp. Để thực hiện chiến lược này doanh nghiệp thường sủ dụng ba biện pháp sau:
- Tìm kiếm các vùng thị trường mới hay phát triển thị trường về mặt địa lý các hoạt động của doanh nghiệp.
- Tấn công vào các đoạn thị trường mới tức là tìm kiếm khách hàng mới trên thị trường hiện tại.
-Tìm ra các giá trị sử dụng mới của sản phẩm, có thể là tạo ra côg dụng mới cho sản phẩm.
Chiến lược này có ưu điểm là đảm bảo cho doanh nghiệp tiếp tục khai thác và lợi dụng được nhiều ưu thế về kỹ thuật và công nghệ đang sử dụng sang thị trường mới có trình độ công nghệ lạc hậu hơn, không nhất thiết phải bỏ ra một khoản chi phí đeer nghiên cứu cải tiến sản phẩm.Hơn nữa, nõ có thể tăng mức độ bao phủ thị trường bằng những sản phẩm cũ mà không đòi hỏi chi phí bổ xung đáng kể gắn liền với sản phẩm. Nhưng mặt khác chiến lược này lại đòi hỏi một chi phí khá lớn cho việc nghiên cứu thị trường, vận chuyển, chi phí quảng cáo, chi phí mở rộng mạng lưới phân phối trên các vùng hay doanh thị trường mới. Để chiến lược này đạt được những kết quả nhất định doanh nghiệp cần tạo cho mình một dư luận, uy tín tốt, tạo cho khách hàng một thói quen tiêu dùng sản phẩm của mình trên đoạn thị trường mới này.Tổ chức phát triển tại các khu vực thị trường phụ cận cũng như chiếm lĩnh các khu vực giao thoa của thị trường và tiếp tục mở rộng ra ngoài khu vực thị trường đó.