I- CÁC KHÁI NIỆM CHUNG
3.3- Chỉ tiêu mức độ phù hợp của cơ cấu ngành nghề:
cơ cấu ngành nghề:
Mức độ phù hợp của cơ cấu ngành nghề là một chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực, nó được
biểu hiện bởi yêu cầu của ngành nghề lao động hiện có trong ngành nghề đó.
Bất kỳ một ngành nghề nào đó cũng có một số chỗ làm việc nhất định, muốn các ngành nghề đó đi vào hoạt động thì phải cần có hoạt động của người lao động trong đó người lao động tham gia vào trong ngành nghề đó thông qua các chỗ làm viậec và được biểu hiện bởi quy mô ngành nghề va hiệu quả ngành nghề đó khi nó đi vào hoạt động.
Chỉ tiêu mức độ phù hợp ccủa cơ cấu ngành nghề chủ yếu ngằm đánh giá hiệu quả của quá trình sử dụng nguồn
nhân lực của ngành nghề đó và được biểu hiện bởi hai chie tiêu nhỏ đó là
* Chỉ tiêu phù hợp về số lượng lao động:
Đó là chỉ tiêu biểu hiện sự so sánh giữa nhu cầu về số lượng của một ngành nghề nào đó, một bộ phận nào đó với số lao động hiện có đang thực hiệnqt lao động trong ngành
nghề, bộ phận đó: k= N/D (%)
Trong đó : K: Hệ số phù hợp về số lương lao động của một ngành nghề hay một bộ phận.
D: Số lượng lao động mà ngành nghề hay bộ phận cần có để có thể hoạt dfdộng được .
N: Số lượng lao động thực tế đang làm việc trong một ngành nghề hay bộ phận đó :
Chỉ tiêu này chỉ phản ánh được quy mô lao động trong một ngành nghề có phù hợp với nhu cầu lao động của ngành nghề đó hay không, qua chỉ tiêu này ta có thể xem sét được ngành nghề, bộ phận đó có sử dụng hiệu quả lao động hay không?, có thể thừa hoặc thiếu lao động , cả hai khả năng này phản ánh sự lãng phí và thiếu hụt sức lao
động và là nguyên nhân chính nói lên sự mất cân đối giữa các ngành, bộ phận lao động;
* Chỉ tiêu phù hợp về chất lượng lao động:
Trong một ngành nghề, bộ phận hoạt độnh có hiệu quả hay không chủ yếu dựa vào mức độ phù hợp về chất lượng
lao động, mức độ này được biểu hiện bởi yêu cầu về trình độ chuyên môn lành nghề, trình độ của công việc so với ngành nghề, trình độ chuyên môn kỷ thuật tay nghề hiện có
kinh nghiệm đang tham gia quá trình lao động. Hệ số phản ánh trình độ lành nghề
-Chi tiêu 1:
k=q/h (100)
Trong đó : q : Bậc thợ của một lao động đang làm việc: h: Bậc thợ theo yêu cầu của công việc mà
người thợ đang làm. -Chỉ tiêu 2:
k=l/m (100)
Trong đó : l: Số năm kinh nghiệm mà người lao động đang làm việc có:
m: Số năm kinh nghiệm mà công việc đó yêu cầu:
Chỉ tiêu này đánh giá được mức độ phù hợp của việc sử dụng chất lượng nguồn nhân lực trong một ngành nghề :
3.4-Chỉ tiêu mức độ phù hợp giữa đào tạo và sử dụng:
Chỉ tiêu này đánh giá một cách khái quát tình hình sử dụng hợp lý lao động , điều đoa được phản ánh qua số lượng lao động được dào tạo và số lượng lao động được sử
dụng vào công việc theo đúng ngành nghề đã đào tạo. k=v/d (100)
Trong đó : v: Số lao động được bố trí theo đúng ngành nghề đào tạo:
d: Tổng số lao động hiện có:
Chỉ tiêu này chủ yếu nhằm đánh giá sự bố trí, sắp xếp lao động có hợp lý hay không trong một tổ chức:
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG LAO ĐỘNG VIỆC LÀM CỦA TỈNH TRONG HAI NĂM 1998-1999