- Trước hết cần quan niệm về việc làm: Điều 13 Bộ luật lao động xác định: “Mọi hoạt động lao động tạo nguồn thu nhập, không bị pháp luật cấm đều được thừa nhận là
việc làm”. Với quy định trên thì tất cả những người làm việc ở các thành phần kinh tế, trong cơ quan Nhà nước, Đảng, đoàn thể, các tổ chức xã hội, trường học hoặc tại gia đình đều được coi là việc làm.
- Giải quyết việc làm cho người lao động vừa là nhiệm vụ chiến lược lâu dài, vừa mang tính cấp bách, là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, của các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị, xã hội và của chính người lao động. Nhà nước, các cấp có trách nhiệm xây dựng chương trình giải quyết việc làm hàng năm và từng thời kỳ, đề ra các chỉ tiêu tạo việc làm, các giải pháp thực hiện, có hệ thống các chính sách ưu đãi khuyến khích có liên quan đến tạo nhiều chỗ việc làm mới thu hút lực lượng lao động và có trách nhiệm đối với người lao động.
- Giải quyết việc làm phải gắn với quy hoạch tổng thể, phát triển kinh tế xã hội đồng thời phải căn cứ vào 2 chỉ tiêu chủ yếu đó là hiệu quả kinh tế và chỗ làm mới để lựa chọn các dự án phát triển kinh tế.
- Giải quyết việc làm phải gắn liền với vioệc không ngừng nâng cao chất lượng lao động, do đó phải xây dựng kế hoạch đào tạo và đào tạo lại nguồn nhân lực để đáp ứng yêu cầu giải quyết việc làm, yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước hiện nay.