Phát triển và mở rộng quy mô của Ngân hàng TMCP Nam Việt nhằm

Một phần của tài liệu Tái cấu trúc Tập đoàn Đầu tư Sài Gòn theo mô hình công ty mẹ - công ty con.pdf (Trang 70 - 73)

tăng cường công tác huy động vốn trong nội bộ tập đoàn

Từ việc nghiên cứu các mô hình tập đoàn kinh tế của các quốc gia trên thế giới cho thấy Ngân hàng hoặc công ty tài chính luôn đóng vai trò nòng cốt và hết sức quan trọng trong hoạt động tài chính và kinh doanh của tập đoàn. Ngân hàng với vai trò là một trung gian tài chính hoạt động độc lập trên thị trường tài chính tiền tệ, vừa đảm nhận vai trò là công cụ tài chính của tập đoàn, là trung gian tài chính giữa các công ty thành viên với nhau và giữa tập đoàn với thị trường tài chính. Bằng nghiệp vụ của mình, ngân hàng sẽ huy động từ nhiều nguồn vốn khác nhau trên thị trường tài chính và nguồn vốn nhàn rỗi trong nội bộ tập đoàn để đáp ứng các nhu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh cho các công ty trong tập đoàn bằng các nghiệp vụ cho vay và đầu tư.

Ngân hàng Nam Việt hiện nay chưa thể đóng vai trò trung gian tài chính theo đúng nghĩa của một công ty tài chính trong tập đoàn như các tập đoàn kinh tế khác. Bởi vì: (1) Do có sự hạn chế về mặt luật pháp trong vấn đề sở hữu ngân hàng và quy chế cho vay, bảo lãnh của ngân hàng đối với cá nhân và các tổ chức có liên quan, trong đó có tập đoàn kinh tế; (2) Quy mô chưa đủ lớn và vốn điều lệ còn thấp nên khả năng tài trợ của ngân hàng đối với một tổ chức còn hạn chế, hạn mức cho vay đối với tập đoàn kinh tế có quy mô lớn như Tập đoàn đầu tư Sài Gòn trở nên hạn hẹp. Vì theo quy định của NHNN, một ngân hàng thương mại cho vay một khách hàng tối đa 15% vốn tự có, tổng các khoản cho vay và bảo lãnh đối với một khách hàng không vượt quá 25% vốn tự có của ngân hàng. Đối với một tổ hợp kinh tế cho vay 50% vốn tự có và tổng công các khoản cho vay và bảo lãnh tối đa 60%

vốn tự có của ngân hàng. Hạn mức cho vay lớn hay nhỏ sẽ tùy thuộc vào lượng vốn tự có của ngân hàng trong từng thời điểm cụ thể. Vốn điều lệ của ngân hàng Nam Việt tăng lên đủ 1.000 tỷ đồng vào cuối năm 2007, với số vốn này kết hợp với tỷ lệ cho vay và đầu tư tài chính của một ngân hàng thương mại vào một tổ chức kinh tế còn thấp, chưa đủ khả năng để tài trợ vốn cho nhu cầu của tập đoàn. Có thể nói rằng hiện nay, Tập đoàn Đầu tư Sài Gòn là chỗ dựa cho Ngân hàng Nam Việt cả về vốn lẫn thị trường tiêu thụ và chiến lược kinh doanh.

Để khắc phục sự hạn chế trong vai trò trung gian điều hòa vốn hiện nay, ngân hàng Nam Việt ngoài việc cho vay và đầu tư cho tập đoàn theo đúng quy định của pháp luật, ngân hàng sẽ tập trung tài trợ vốn cho các khách hàng thực hiện đầu tư vào các KCN của tập đoàn theo hình thức thỏa thuận ba bên thông qua các biện pháp cho vay thông thoáng như nhận thế chấp tài sản hình thành từ vốn vay, thực hiện nghiệp vụ cầm cố hàng hóa, bao thanh toán, tài trợ xuất khẩu,...,đây là điều kiện mở rộng nhanh chóng thị trường dịch vụ của ngân hàng. Phương thức này một mặt nhằm hỗ trợ nhanh chóng về vốn đầu tư và khắc phục tình trạng thiếu vốn của các doanh nghiệp trong nền kinh tế, đẩy nhanh sự phát triển cơ sở hạ tầng các KCN trong phạm vi toàn quốc. Một mặt, đảm bảo lưu lượng tiền các công ty con thông qua việc thanh toán giữa khách hàng với công ty con mà đặc biệt là các công ty con hoạt động trong lĩnh vực đầu tư và phát triển cơ sở hạ tầng KCN. Bằng cơ chế quản lý tài chính tập trung, Công ty SGI sẽ điều phối lượng tiền mặt này một cách hợp lý, hợp pháp luật, đáp ứng kịp thời nhu cầu sản xuất kinh doanh trong tập đoàn.

Như vậy, để Ngân hàng Nam Việt trở thành nền tảng vững chắc trong việc hỗ trợ vốn trung và dài hạn trong tập đoàn, Chủ đầu tư và Công ty SGI cần phải: (1) Tập trung nâng vốn tự có thông qua việc tăng vốn điều lệ và nâng cao hiệu

quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nam Việt để đầu tư công nghệ hiện đại, mở rộng mạng lưới trải dài từ Bắc đến Nam, phát triển và đa dạng hóa các dịch vụ tài chính. Từ đó, sẽ nâng hạn mức đầu tư tài chính cho công ty con trong tập đoàn và nâng cao hạn mức cho vay của ngân hàng với các doanh nghiệp nói chung và các công ty trong tập đoàn nói riêng. Theo quy

định, ngân hàng được đầu tư tài chính và góp vốn vào các doanh nghiệp khác tối đa 40% vốn tự có. Nếu vốn tự có của ngân hàng Nam Việt là 10.000 tỷ đồng (theo chủ trương của NHNN Việt Nam dự thảo về quy định vốn điều lệ của ngân hàng TMCP đến năm 2010) thì tổng vốn được đầu tư tài chính lên đến là 4.000 tỷ đồng, mức cho vay đối với tập đoàn là 5.000 tỷ đồng. Đây là một con số không nhỏ trong việc tăng vốn hoạt động công ty con bằng nghiệp vụ đầu tư tài chính và cung cấp tín dụng của ngân hàng, kết hợp với với luân chuyển vốn một cách hiệu quả trong nội bộ tạo điều kiện cho tập đoàn tập trung vốn, mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả kinh doanh.

(2) Đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ tài chính của ngân hàng, cụ thể như: dịch vụ thẻ, dịch vụ thanh toán quốc tế, dịch vụ bao thanh toán... nhằm hỗ trợ tài chính cho các khách hàng của tập đoàn, qua đó sẽ tạo lập một nguồn tiền mặt gián tiếp nhằm hỗ trợ vốn kịp thời cho tập đoàn một cách hợp lý, vừa đảm bảo lợi ích của tập đoàn vừa đảm bảo sự phát triển và nâng cao hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

(3) Đẩy nhanh tiến trình thành lập và hiện đại hóa công ty cho thuê tài chính trực thuộc ngân hàng Nam Việt. Vì thông qua chức năng hoạt động của công ty này, sẽ tăng cường thêm một kênh huy động vốn trên thị trường tài chính đối với tập đoàn, đồng thời là một kênh đầu tư tài chính để tăng vốn điều lệ và cung cấp tín dụng cho các công ty con dưới hình thức cho thuê tài chính. (4) Đẩy nhanh tiến trình thành lập và hiện đại hóa công ty chứng khoán trực

thuộc ngân hàng Nam Việt hoặc tập đoàn. Cũng như công ty cho thuê tài chính, công ty chứng khoán sẽ đầu tư vốn vào các công ty con trong tập đoàn thông qua nghiệp vụ đầu tư, nghiệp vụ quản lý quỹ, quản lý danh mục đầu tư. Công ty chứng khoán sẽ trở thành một chủ thể đảm trách việc phát hành và bao tiêu chứng khoán cho các công ty trong tập đoàn một cách hợp pháp. Thông qua hoạt động giám sát và quản lý kinh doanh của mình, công ty chứng khoán là một kênh thông tin kinh tế tài chính hữu hiệu nhằm để cung cấp cho việc phân tích và đánh giá xác thực hơn nữa công tác quản lý điều

hành, phản ánh thực trạng tài chính cũng như các rủi ro của các công ty trong tập đoàn một cách khách quan. Từ đó, giúp cho chủ đầu tư của tập đoàn đánh giá xác thực hơn giá trị của doanh nghiệp và xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp, ngăn ngừa, hạn chế các rủi ro trong hoạt động sản xuất kinh doanh của tập đoàn.

Một phần của tài liệu Tái cấu trúc Tập đoàn Đầu tư Sài Gòn theo mô hình công ty mẹ - công ty con.pdf (Trang 70 - 73)