Giải pháp những hướng đi mới cho mặt hàng tôm xuất khẩu Việt

Một phần của tài liệu Đề tài: “Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng xuất khẩu tôm” ppt (Trang 32 - 35)

Nam.

Để nghề nuôi tôm, phát triển hiệu quả và bên vững, bảo đảm an toàn môi trường sinh thái và nâng cao đời sống người lao động, thực hiện chuyển dịch cơ cấu sản xuất theo tinh thần nghị quyết số 09/2000/ NQ – CP, cần quán triệt 4 nguyên tắc chỉ đạo tại quyết định số 224/1990/QĐ - TTg thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp với nội dung chủ yếu sau:

1. Về quy hoạch:

-Căn cứ tình hình phát triển nuôi tôm nước thời gian qua, cơ sở hạ tầng hiện có, nhất là hệ thống thuỷ lợi, tình hình chuyển đổi cơ cấu sản xuất….. để

chỉ đạo thực hiện và điều chỉnh quy hoạch (hàng năm cần rà soát, điều chỉnh và bổ sung quy hoạch)

- Sớm hình thàn và chuyển khai các dự án xây dựng các vùng chuyên canh nuôi tôm bán thâm canh và thâm canh, các dự án chuyển đổi diện tích sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả sang nuôi tôm.

2. Về đầu tư:

- Chú trọng việc đầu tư cơ sở hạ tầng cho nghề nuôi tôm – Cần xác định hệ thống giống, hệ thống kiểm định cùng là cơ sở hạ tầng của nghề nuôi tôm.

- Có bước đi phù hợp trong việc đầu tư các dự án theotinh thần phát huy sức mạnh nội lực tổng hợp của địa phương, đồng thời quan tâm chỉ đạo công tác quản lý các công trình sau đầu tư.

3. Hệ thống thuỷ lợi

Chỉ đạo thành các dự án đầu tư thủy lợi hiện có để đưa các dự án vào hoạt động. Tận dụng tối đa khả năng cải tạo hệ thống thuỷ nông hiện có cho mục đích nuôi NTTS nói chung và nuôi tôm nói riêng.

4. Giống và đối tượng nuôi

- Triển khai chương trình phát triển sản xuất giống thuỷ sản đến năm 2010 đã được phê duyệt tại Quyết định số 112/2004/QĐ - TTg.

- Khuyến khích tổ chức, cá nhân có hoạt động nuôi tôm tăng vốn đầu tư, áp dụng quy trình công nghệ sản xuất tôm giống chất lượng tốt để cung cấp giống tôm đúng thời vụ với giá cả phù hợp, từng bước đáp ứng tôm giống tại chỗ cho nhu cầu nuôi.

- Cần xác định tôm sú là đối tượng tôm nuôi chủ động, đồng thời nên đa dạng hoá đối tượng nuôi, trong đó ưu tiên phát triên nuôi các loài tôm bản địa. Riêng đối với tôm chân trắng (Litopenaeus van - namei) là loài tôm ngoại lai, có một số ưu điểm như khả năng cho năng suất cao, hệ số sử dụng thức ăn thấp, không đòi hỏi thức ăn có chất lượng cao như tôm sú, thời gian nuôi

ngắn, cxơ tôm khi thu hoạch tương đối đồng đều,..vv nhưng cũng có những nhượng điểm cơ bản như dễ nhiễm và mang mầm bệnh nguy hiểm, khả năng thích nghi với những điều kiện bất lợi cuả môi trường lớn hơn tôm sú (rộng muối, rộng nhiệt, ăn nhiều loại thức ăn khấc nhau) nếu tôm chân trắng phát tán ra môi trường tự nhiên thì có thể gây hậu quả nghiêm trọng về môi trường sinh thái. Do đó, cần cân nhắc trước khi quyết định đưa tôm chân trắng vào nuôi trên địa bàn và chỉ nuôi các khu vực tách biệt nhằm đảm bảo không gây lây lan mầm bệnh nguy hiểm cho các đối tượng nuôi khác. Có sự hỗ trợ kỹ thuật và kiểm soát chặn chẽ của Chi cục bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản và các cơ quan chức năng ở địa phương trong việc triển khai nuôi đối tượng này.

5. Công nghệ nuôi

- Xây dựng và nhân rộng mô hình nuôi tôm an toàn theo quy phạm thực hành nuôi tốt (GAP), tiến tới xây dựng và phát triển mô hình nuôi tôm có trách nhiệm (CoC).

- Tuân thủ mùa vụ nuôi theo hướng dẫn của Sở quản lý thuỷ sản địa phương. Chỉ nuôi ở năng suất cao phù hợp với cơ sở hạ tầng, trình độ kỹ thuật, khả năng quản lý để bảo đảm phát triển bền vững.

- Trong thời gian không canh tác, nếu có điều kiện, nên xới và phơi ải đáy ao nuôi, tương tự như đối với canh tác lúa và hoa màu để cải tạo và phục hồi chất đáy ao nuôi, biến các chất hữu cơ dư thừa, p và làm theo.

6. Cơ chế chính sách

- Tiếp tục thực hiện Nghị quyết 09, Quyết định 224, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 103/2000/QĐ - TTg phê duyệt Chương trình phát triển giống thuỷ sản đến năm 2010 và các chính sách khác về khuyến khích phát triển NTTS nói chung, nuôi tôm nói riêng.

- Căn cứ điều kiện cụ thể và vai trò, vị trí của người nuôi tôm ở địa phương để ban hành cơ chế, chính sách sử dụng đất (bao gồm cả mặt nước, mặt biển), chuyển đổi mục đích sử dụng đất phù hợp với đặc thù địa phương,

khuyến khích, hỗ trợ tổ chức, cá nhân tham gia phát triên nuôi tôm – trồng lúa bền vững và nuôi tôm theo quy hoạch.

7. Quản lý nuôi trồng vùng nuôi và tổ chức sản xuất

Bảo vệ rừng ngập mặn, tổ chức trồng rừng phân tán theo bờ kênh cấp và thoát nước ở các vùng nuôi để chống lở bờ và giảm thiểu ô nhiễm nước thải từ vùng nuôi .Cân nhắc và xác định mức độ dùng nước ngầm để nuôi tôm .

- Xây dựng và hoàn thiện ,tổ chức lại sản xuất ,nhân rộng mô hình tổ chức hợp tác theo phương thức kinh tế hợp tác ,tổ và hợp tác xã ,doanh nghiệp nuôi tôm .

- Tăng cường công tác chỉ đạo sản xuất,đặc biệt là về lịch mùa vụ.Cần có

sự phối hợp hỗ trợ của các ban,nghành chức năng và của các hội ,đoàn thể thông qua các chương trình chỉ đạo sản xuất, đặc biệt là về lịch mùa vụ và nuôi rải vụ. Cần có sự phối hợp, hỗ trợ của các ban, nghành chức năng và của các hội, đoàn thể thông qua các chương trình liên tịch, trong đó có vấn đề kiểm soát chất lượng con giống.

- Cần xây dựng Quỹ dân lập Hỗ trợ rủi ro trong NTTS của vùng nuôi có (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

tôm bị bênh theo công văn số 746/TS – NTTS ngày 19/4/2004 của Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản về việc tăng cường quản lý, chỉ đạo nuôi tôm năm 2004. Tuỳ theo điều kiện của mình, các địa phương có chính sách hỗ trợ ban đầu phù hợp để thúc đẩy việc thành lập các quỹ này trong các cộng đồng NTTS

8. Hợp tác quốc tế và tiêu thụ sản phẩm.

- Tăng cường hợp tác một cách toàn diện trong nghền nuôi tôm, nhất là trong lĩnh vực sản xuất giống chất lượng cao và phòng ngừa dịch bệnh.

- Các nhà máy chế biến cần đa dạng hoá sản phẩm từ tôm nuôi và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Một phần của tài liệu Đề tài: “Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng xuất khẩu tôm” ppt (Trang 32 - 35)