Những tháng cuối năm 2005 đến nay:

Một phần của tài liệu Đề tài: “Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng xuất khẩu tôm” ppt (Trang 27 - 32)

II- Những thuận lợi và khó khăn của vấn đề đầu ra

3.2.Những tháng cuối năm 2005 đến nay:

3. Thực trạng tôm xuất khẩu:

3.2.Những tháng cuối năm 2005 đến nay:

Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), cho biết, từ cuối tháng 5 và đầu tháng 6 đến nay, nhiều nhà nhập khẩu Tôm của Mỹ và Nhật Bản đã quay trở lại mua Tôm của Việt Nam. Số đơn hàng và khối lượng đặt mua tôm tăng lên rõ rệt sau nhiều tháng các thị trừơng này nhập tôm rất hạn chế.

Nhiều nhà nhập khẩu tôm Nhật Bản cũng đã mua tôm của các doanh nghiệp Việt Nam với khối lượng khá lớn, với giá cao hơn. xuất khẩu Tôm của Việt Nam sang thị trường EU cũng đang tiếp tục tăng với số việc xuất hiện một số công ty mới nhập khẩu tôm Việt Nam.

Giá tôm sú cỡ trung và cỡ lớn đã có cải thiện: Cỡ 30 – 40 cm/kg giá tăng gần 2% VASEP cho biết, tôm sú cỡ lớn: Từ dưới 20 đến 20 con/kg thường bảo đảm giá xuất khẩu ổn định.

Bộ thủy sản ước tính giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản một tháng trong năm đạt 205 triệu USD, đưa kết quả thực hiện từ đầu năm lên 2,12tỉ USD gần bằng 82% kế hoạch năm và tăng 4% so với cùng kỳ. Như vậy kim ngạch xuất khẩu của tháng 11 – 2005 đã giảm 20 triệu USD so với tháng trước. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của toàn nghành chỉ đạt 96 – 97% kế hoạch.

Theo bộ, vài tháng trước khi phán quyết cuối cùng về vụ kiện chống bán phá giá tại Mỹ được công bố, các nhà nhập khẩu nước này đã chuẩn bị lượng hàng lớn dự phòng nhằm tránh rủi ro khi có kết luật chính thức. Đồng thời họ chuyển sang nhập khẩu thế tôm chân trắng có giá thấp hơn. Thời gian từ nay đến khi các nước thuế U hiệu lực không còn nhiều. Vì vậy, hoạt động nhập khẩu tôm của Mỹ đã nghiêng hẳn sang cái thị trường không bị đánh thuế chống phá giá.

Lúc này, hầu hết các kho dự chữ của Mỹ bán ra chưa hết nên cũng không có nhu cầu nhập khẩu nhiều. Trong khi đó, Hải qua Mỹ lại đang soạn thảo quy định mới, trong đó yêu cầu các nhà nhập khẩu phải đăng ký quỹ cho cơ quan Hải quan theo tỉ lệ 10% giá trị nhập khẩu từ các nước bị kiện của năm trước. Vì vậy, hầu hết các nhà nhập khẩu đều ngại mua tôm của các nước bị kiện.

Năm bắt được khó khăn này, nhiêu doanh nghiệp tôm Việt Nam đã chủ động chuyển hướng thị trường xuất khẩu sang Nhật, EU và các nước khác, nhưng theo bộ thủy sản, việc tăng giá trị xuất khẩu vào các thị trường này vẫn không bù lại được khó khăn của thị trường Mỹ, ảnh hưởng đến tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản.. Giá tôm nguyên liệu đầu tháng 11 giảm trên dưới 10,000 đồng/kg.

Sau đợt giảm giá gây cho người nuôi hồi cuối tháng 10 đến nay, cá tra, basa nguyên liệu ở Đồng bằng sông Cửu Long bắt đầu lên giá trở lại. Với mức tăng 1.000 – 2.000 đồng/kg. Sản lượng cá tra, basa hiện nay cơ bản đáp ứng đủ nhu cầu trong các cơ sở chế biến trong dịp cuối năm.

Thị trường thủy sản thế giới tiếp tục biến động trong tháng 2/2006. Trên thị trường Nhật Bản, giá tôm giảm nhẹ trong tết vì nhu cầu giảm, trong khi đó trên thị trường Mỹ, giá tôm tương đối ổn định khi cán cân đúng/ cầu cân đối.

Sang năm 2006, Mỹ mở cửa thuỷ sản của mình cho sản phẩm chất lượng cao nhập khẩu từ Châu Phi. Để xuất khẩu sang Mỹ, các công ty thủy sản của châu phi phải tuân thủ các quy định quản lý chất lượng của Mỹ về đóng gói, chất thuỷ sản và hàm lượng các chất lây nhiễm. Mực sang, cá ngữ, tôm sẽ là các mặt hàng được ưa chuộng nhất. Đây là cơ hội để nghành thủy sản châu phi mở rộng thị trường, ngoài một số hiệp định song phương đã ký với châu Âu.

Triển vọng xuất khẩu Tôm của Thái Lan năm 2006 tiếp tục khả quan. Những khó khăn sau sóng thần đã được khắc phục tốt ngay từ năm 2005. Các thị trường nhập khẩu tôm của Thái Lan đang có xu hướng chuyển sang sử dụng các sản phẩm tôm chế biến, và Thái Lan nhanh chóng đáp ứng xu hướng mới này. Xuất khẩu tôm sang thị trường EU dự báo sẽ tăng đáng kể trong năm 2006 và Thái Lan sẽ tiếp tục dẫn đầu về xuất khẩu Tôm sang Mỹ nhờ thức chống bán phá giá áp đặt với Tôm Thái Lan thấp hơn so với các nước xuất khẩu lớn khác. Hiện nay Thái Lan đang hướng tới thị trường Nhật Bản để tận dụng cơ hội nền kinh tế này bắt đầu hồi phục. Thái Lan đang cố gắng duy

trì vị thế dẫn đầu thế giới về xuất khẩu tôm chất lượng bằng cách nâng cao sản lượng song song với chất lượng.

ấn Độ đang phấn đấu trở thành trung tâm thủy sản Đông Nam á bằng cách phát huy tối đa năng lực sản xuất của 320 cơ sở chế biến thủy sản của mình.

Công suất sản xuất của nghành chế biến thủy sản nước này hiện khoảng 10.000 tấn/ ngày, mới chỉ bằng 20 % tổng năng suất tiềm năng. Ngoài ra, trong số các cơ sở chế biến nói trên, mới có 145 cơ sở được EU cấp phép xuất khẩu.

Trọng tâm của nghành trong thời gian tới là mở rộng diện tích nuôi trồng thủy sản nâng cao chất lượng sản phẩm và xây dựng các kinh xuất – nhập khẩu hiệu quả hơn. Ngoài ta ấn Độ cũng nỗ lực mở rộng thị phần ở thị trường Nhật Bản nơi xuất khẩu thủy sản của ấn Độ đang gặp rắc rối về vấn đề dư lượng kháng sinh và nhiễm khuẩn.

Trong gia đoạn này,ngoài tôm thì có 2 mặt hàng xuất khẩu cấn chú ý đến đó là mực và bạch tuộc.

Trên thị trường mực, sau khi tăng nhanh trong gía IV/2005, giá mực trên thế giới tương đối ổn định suốt 2 tháng đầu năm 2006 vì không phải là thời kỳ tiêu thụ mực mạnh ở các thị trường lớn như Nhật Bản, Tây Ban Nha và Australia. Nguồn cung lúc này vẫn khá dồi dào vì lượng khai Thái ở Tây Nam Đại Tây Dương năm 2005 tăng cao hơn mức dự đoán. Mực đã trở thành mặt hàng kinh doanh quan trọng của Mỹ với tổng giá trị nhập khẩu khoảng 150 triệu mỗi năm, không chỉ dành riêng cho tiêu thụ nội địa mà còn tái xuất. Thông thường thì tình hình thị phụ thuộc vào sản lượng khai thác mực ở Tây Nam Đại Tây Dương, nhưng hiện nay vẫn còn là quá sớm để đưa ra bất kỳ báo cáo nào cho mùa khai thác sắp tới.

ở thị trường bạch tuộc thế giới giá liên tục giảm trong năm 2005, nhờ

nguồn cung dồi dào. Tại Nhật Bản giá đã giảm trên 10% loại 2 – 3 kg/con giảm xuống 11,5 USD/kg trong khi tại Tây Ban Nha giảm mạnh hơn trên 20 % với loại 1,5 – 2kg/con xuống 7,8 USD/kg. Tuy nhiên xu hướng giá bắt đầu

đổi chiều từ cuối năm 2005 khi tình hình nguồn cung cấp bạch tuộc trong năm 2006 dự đoán sẽ khó khăn hơn năm trước. Bạch tuộc cỡ nhỏ sẽ tái đông tới cả sản lượng xuất khẩu. Trong nửa đầu năm 2006, nguồn cung cấp bạch tuộc sẽ phải chịu ảnh hưởng từ các quy định này. Ngoài ra, các báo cáo ban đầu cho thấy sản lượng khai thác bạch tuộc của Marốc – nước xuất khẩu bạch tuộc chính trên thế giới- Trong năm 2006 không thấy khả quan.

Dự báo giá thủy sản thế giới sẽ vững đến tăng trong tháng 3/2006 vì nguồn cung giảm dần mặc dù nhu cầu không tăng lên.

Trả lời phỏng vấn về tình hình tôm xuất khẩu của Việt Nam trong giai đoạn này ông Trường Đình Hoè – phó tổng thư ký VASEP cho biết:

Trước hết cần lưu ý, việc xem xét chỉ áp dụng các lô hàng đã xuất sang Mỹ trong thời gian từ 16/7/2006. Nhưng lô hàng xuất khẩu không nằm trong thời gian trên thì không bị xem xét trong đợt này.

ý nghĩa của việc này là xem lại mức thuế chính thức của những lô hàng

đã xuất sang Mỹ, nếu thuế cao hơn mức đang áp dụng thì nhà nhập khẩu phải đóng thêm phần thuế này, ngược lại, nếu thuế thấp hơn thì nhà nhập khẩu được truy hoàn phần thuế đã nộp cao hơn.

Còn với những lô hàng xuất sau 31/1/2006 thì việc xem xét sẽ tiến hành trong năm 2007 (nếu có). Trước mặt việc xem xét tại mức thuế sẽ không ảnh hưởng nhiều lắm đến hoạt động XK Tôm (hiện, Mỹ là thị trường tiêu thụ tới 50% Tôm xuất khẩu của Việt Nam). Bởi sau ít nhất 1 năm (hoặc 1 năm rưỡi) nữa mới có kết quả việc xem xét hành chính.

Từ nay đến khi biết hết kết quả đó, mức thuế vẫn áp dụng như phán quyết và DOC (đồi với các doanh nghiệp Việt Nam, mức thuế hiện từ 4,3% đến 25%)

Cho nên hoạt động xuất khẩu Tôm trong thời gian này vẫn diễn ra bình thường. Tuy nhiên, có thể sắp tới, việc này sẽ khiến cấc nhà nhập khẩu Mỹ hạn chế giao dịch mua bán tôm với Việt Nam để trách rủi ro và tất nhiên, theo quy luật cung cầu, giá tôm sẽ giảm, người nuôi tôm sẽ khó khăn….

Như vậy, nói chung tình hình xuất khẩu tôm vẫn diễn theo xu hướng biến động của các nghành thủy sản khác trên thế giới. Nhưng qua những biến động trong những thời gian qua buộc các nhà quản lí cần phải cân nhắc kỹ lưỡng trong mọi hoạt động để trách những tình huống tương tự xảy ra trong thời gian tới.

Để làm được điều đó Bộ thủy sản nói chung và nghành địa phương nói riêng đã có biện pháp phương hướng gì mới trong giai đoạn 2005 – 2010? Chúng ta cùng đề cập vấn đề này trong phần tiếp theo của đề án nghiên cứu này.

Phần III (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Giải pháp - những hướng đi mới. Phương hướng phát triển giai đoạn 2006 -2010.

Một phần của tài liệu Đề tài: “Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng xuất khẩu tôm” ppt (Trang 27 - 32)