Hình thức trả lương theo sản phẩm

Một phần của tài liệu Quản lý tiền lương và tiền công tại Công ty KTCT thuỷ lợi La Khê.doc (Trang 33 - 46)

sản phẩm

So với hình thức trả lương theo thời gian thì hình thức trả lương theo sản phẩm ngày càng chiếm được ưu thế và sử dụng rộng rãi với nhiều chế độ linh hoạt bởi vì nó mang lại hiệu quả cao hơn trong sản xuất kinh doanh.

Trả lương theo sản phẩm là hình thức trả lương cho người lao động dựa trực tiếp vào số lượng và chất lượng sản phẩm (hay dịch vụ) mà họ đã hoàn thành. Đây là hình thức trả lương được áp dụng rộng rãi trong các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp sản xuất chế tạo sản phẩm.

Hình thức này có những ưu điểm và ý nghĩa sau:

- Quán triệt tốt nguyên tắc trả lương theo lao động vì tiền lương mà người lao động nhận được phụ thuộc vào số lượng và chất lượng sản phẩm đã hoàn thành. Điều này sẽ tác dụng làm tăng năng suất lao động của người lao động.

- Trả lương theo sản phẩm có tác dụng trực tiếp khuyến khích người lao động ra sức học tập, nâng cao trình độ lành nghề, tích lũy kinh nghiệm, rèn luyện kỹ năng, phát huy sáng tạo để nâng cao khả năng làm việc và năng suất lao động.

- Trả lương theo sản phẩm còn có ý nghĩa to lớn trong việc nâng cao và hoàn thiện công tác quản lý, nâng cao tính tự chủ, chủ động trong làm việc của người lao động.

Để hình thức trả lương theo sản phẩm thực sự phát huy tác dụng của nó, các doanh nghiệp cần phải đảm bảo được các nguyên tắc sau đây:

+ Phải xây dựng các định mức lao động có căn cứ khoa học.

+ Đảm bảo phục vụ tốt nơi làm việc.

+ Giáo dục tốt ý thức và trách nhiệm của người lao động.

Tiền lương trả theo sản phẩm là một hình thức cơ bản đang được áp dụng trong các khu vực sản xuất vật chất hiện nay. Việc tính lương cho người lao động được căn cứ vào đơn giá, số lượng, chất lượng sản phẩm.

LSP = ĐG x MH Trong đó:

LSP Lương trả theo sản phẩm

ĐG Đơn giá sản phẩm

MH Số lượng sản phẩm thực tế sản xuất trong kỳ So với hình thức trả lương theo thời gian thì hình thức trả lương theo sản phẩm có ưu điểm hơn hẳn. Quán triệt

đầy đủ nguyên tắc trả lương theo số lượng và chất lượng lao động, gắn tiền lương với kết quả sản xuất kinh doanh của mỗi người. Do vậy, kích thích người lao động nâng cao chất lượng lao động, khuyến khích họ học tập về văn hóa, kỹ thuật, nghiệp vụ để nâng cao trình độ lành nghề của mình. Trả lương theo sản phẩm giúp cho cán bộ quản lý công nhân và kết quả sản xuất kinh doanh dễ dàng hơn, góp phần thúc đẩy công tác quản lý, rèn luyện đội ngũ lao động có tác phong làm việc tốt.

Dưới đây là các chế độ trả lương của hình thức trả lương theo sản phẩm:

* Chế độ trả lương theo sản phẩm trực tiếp cá nhân.

Chế độ trả lương này được áp dụng khi người lao động làm việc mang tính chất tương đối độc lập, có thể định mức và kiểm tra nghiệm thu sản phẩm một cách cụ thể và riêng biệt. Tiền công của người lao động được tính theo công thức sau:

ĐG = hoặc ĐG = L x T Trong đó:

ĐG Đơn giá sản phẩm

L Lương theo cấp bậc công việc Q Mức sản lượng

T Mức thời gian

Tiền công công nhân nhận được là: Ltt = ĐG x Qtt

Trong đó:

Ltt Tiền lương theo sản phẩm trực tiếp cá nhân ĐG Đơn giá tiền lương một đơn vị sản phẩm Qtt Số sản phẩm công nhân đó làm ra

Ưu điểm:

- Dễ dàng tính được tiền lương trực tiếp trong kỳ.

- Khuyến khích công nhân tích cực làm việc để nâng cao năng suất lao động, tăng tiền lương một cách trực tiếp.

- Trả lương theo chế độ này thể hiện được rõ mối quan hệ giữa tiền công và kết quả lao động.

Nhược điểm:

- Dễ làm, công nhân chỉ quan tâm đến số lượng mà ít chú ý đến chất lượng của sản phẩm.

- Nếu không có thái độ và ý thức làm việc tốt, người lao động sẽ ít quan tâm đến tiết kiệm vật tư, nguyên liệu hay sử dụng hiệu quả máy móc thiết bị.

* Chế độ trả lương theo sản phẩm tập thể

Chế độ này áp dụng đối với những công việc cần một tập thể công nhân cùng thực hiện.

Đơn giá tiền lương tính theo công thức sau: ĐG =

ĐG = ∑ L x T Trong đó:

ĐG Đơn giá tính theo sản phẩm tập thể

∑L Tổng số tiền lương tính theo cấp bậc công việc

Q Mức sản lượng T Mức thời gian

Tổng số tiền lương của cả nhóm là: Ltt = ĐG x Qtt

Ltt Tiền lương sản phẩm tập thể của cả tổ, nhóm

ĐG Đơn giá một đơn vị sản phẩm tính theo tập thể

Qtt Số sản phẩm của cả tổ, nhóm trong tháng. Ưu điểm:

Khuyến khích công nhân trong tổ, nhóm nâng cao trách nhiệm trước tập thể, quan tâm đến kết quả cuối cùng của cả tổ.

Nhược điểm:

Sản lượng của mỗi công nhân không trực tiếp quyết định tiền lương của họ, do đó không khuyến khích nâng cao năng suất cá nhân. Mặt khác do phân phối tiền lương chưa tính đến tình hình thực tế của công nhân về sức khỏe, thái độ lao động... nên chưa thực hiện đầy đủ theo nguyên tắc phân phối theo số lượng và chất lượng lao động.

Chế độ này thường áp dụng đối với công nhân phụ mà công việc của họ ảnh hưởng nhiều đến kết quả sản xuất của những công việc chính hưởng lương theo sản phẩm.

Đơn giá được xác định theo công thức sau: ĐG =

Trong đó:

M Mức phục vụ của công nhân

ĐG Đơn giá tính theo sản phẩm gián tiếp L Lương cấp bậc của công nhân phụ Q Mức sản lượng của công nhân chính.

Thu nhập của công nhân hưởng lương theo sản phẩm gián tiếp được tính như sau:

Lgt = ĐG x Q Trong đó:

Lgt Lương của công nhân hưởng theo lương sản phẩm gián tiếp.

ĐG Đơn giá tính theo sản phẩm gián tiếp

Q Số sản phẩm mà công nhân chính sản xuất được.

Tiền lương của công nhân phụ cũng có thể tính bằng cách lấy % hoàn thành vượt mức sản lượng của công nhân chính với cấp bậc của công nhân phụ.

Ưu điểm:

Do tiền lương của công nhân phụ lệ thuộc vào mức năng suất của các công nhân chính mà người đó phục vụ, do đó đòi hỏi công nhân phụ phải có trách nhiệm và tìm cách phục vụ tốt cho công nhân chính hoàn thành nhiệm vụ.

Nhược điểm:

Tiền lương của công nhân phụ phụ thuộc vào sản lượng của công nhân chính nên nó phụ thuộc vào trình độ lành nghề, thái độ làm việc của công nhân chính. Vì vậy chế độ tiền lương này không đánh giá chính xác năng lực của công nhân phụ.

* Chế độ lương khoán

Chế độ tiền lương này áp dụng cho những công việc nếu làm riêng từng chi tiết, từng bộ phận công việc theo thời gian thì không có lợi về mặt kinh tế và thời gian không

đảm bảo, đồng thời công việc đòi hỏi một tập hợp nhiều loại công việc khác nhau theo yêu cầu hoàn thành đúng thời hạn. Chế độ trả lương này áp dụng chủ yếu trong xây dựng cơ bản và một số công việc trong nông nghiệp. Đơn giá khoán có thể tính theo đơn vị công việc cần hoàn thành hoặc theo cả khối lượng hay công trình.

Ưu điểm:

Người công nhân biết trước được số tiền sẽ nhận được khi hoàn thành công việc, hoàn thành công việc trước thời hạn.

Nhược điểm:

Phải tính toán đơn giá hết sức chặt chẽ và tỉ mỉ để xây dựng đơn giá trả lương chính xác cho công nhân.

* Chế độ trả lương theo sản phẩm có thưởng

Thực chất của chế độ trả lương này là kết hợp giữa chế độ trả lương kể trên với các hình thức tiền thưởng. Khi áp dụng chế độ này, phần tiền lương được tính theo đơn giá cố định còn tiền thưởng sẽ căn cứ vào mức độ hoàn thành

và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu về măt số lượng công việc.

Tiền lương trả theo chế độ này được tính theo công thức:

LTH = L + Trong đó:

LTH Lương trả theo sản phẩm có thưởng

L Tiền lương trả theo sản phẩm với đơn giá cố định.

m % tiền thưởng cho 1% hoàn thành vượt mức chỉ tiêu thưởng

h % hoàn thành vượt mức chỉ tiêu thưởng

Yêu cầu cơ bản khi áp dụng chế độ trả lương này là phải quy định đúng các chỉ tiêu, điều kiện thưởng, tỷ lệ thưởng bình quân.

Ưu điểm:

Khuyến khích người lao động hoàn thành được mức chỉ tiêu được giao.

Việc xác định tỷ lệ thưởng tương đối phức tạp. * Chế độ tiền lương theo sản phẩm lũy tiến

Chế độ này được áp dụng ở những khâu trọng yếu trong sản xuất bởi vì giải quyết được công việc ở khâu này sẽ có tác dụng thúc đẩy sản xuất ở những khâu khác có liên quan, góp phần hoàn thành vượt mức kế hoạch của doanh nghiệp.

Với chế độ này những sản phẩm nằm trong mức quy định được trả theo đơn giá cố định, những sản phẩm vượt mức được tính theo đơn giá lũy tiến. Đơn giá lũy tiến được tính dựa vào đơn giá cố định và có tính đến tỷ lệ tăng đơn giá. Công thức tính tỷ lệ tăng đơn giá được xác định theo công thức sau:

K = x 100 Trong đó:

K Tỷ lệ đơn giá hợp lý

DCD Tỷ trọng chi phí sản xuất gián tiếp cố định trong giá thành SP

TC Tỷ lệ về số tiền tiết kiệm về chi phí sản xuất gián tiếp dùng để tăng đơn giá.

D1 Tỷ trọng của tiền công công nhân sản xuất trong giá thành sản phẩm khi hoàn thành vượt mức 100%

Tiền lương của công nhân được tính theo công thức sau:

∑L = (P x Q1) + P x K (Q1 - Q0) Trong đó:

∑L Tổng số tiền lương công nhân được hưởng lương theo sản phẩm lũy tiến

Q1 Sản lượng thực tế

Q0 Sản lượng đạt mức khởi điểm

P Đơn giá cố định tính theo sản phẩm K Tỷ lệ đơn giá sản phẩm được nâng cao Ưu điểm:

Hình thức trả lương này có tác dụng khuyến khích người lao động nhanh chóng hoàn thành vượt mức sản lượng, góp phần thúc đẩy sản xuất ở những khâu khác.

Nhược điểm:

Làm cho tốc độ tăng tiền lương bình quân nhanh hơn tốc độ tăng năng suất lao động bình quân, làm ảnh hưởng đến việc tái sản xuất và tích lũy của các doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Quản lý tiền lương và tiền công tại Công ty KTCT thuỷ lợi La Khê.doc (Trang 33 - 46)