Đặc điểm về lao động của Công ty

Một phần của tài liệu Quản lý tiền lương và tiền công tại Công ty KTCT thuỷ lợi La Khê.doc (Trang 69)

Nhân tố lao động luôn được Công ty coi trọng vì con người vừa là động lực, vừa là mục tiêu của sự phát triển. Đảm bảo về số lượng, chất lượng lao động luôn được Công ty đưa lên hàng đầu. Để đạt được hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh cần phải hình thành được một lực lượng lao động tối ưu và phân công bố trí lao động hợp lý. Hiện nay, công ty vẫn không ngừng sắp xếp bố trí sao cho có

được đội ngũ cán bộ CNV chính quy, nòng cốt, có đủ trình độ văn hóa khoa học, kỹ thuật và tay nghề cao, có đủ sức khỏe để đảm bảo những công việc công ty giao phó. Có thể nói lao động là nguồn lực vô cùng quan trọng trong quá trình sản xuất của bất cứ doanh nghiệp nào. Bên cạnh những nhân tố ảnh hưởng đến tiền lương thì lao động là một trong những nhân tố ảnh hưởng nhiều nhất.

Để tìm hiểu về đặc điểm lao động của công ty, ta đi xem xét các biểu thống kê về lao động sau đây:

Bảng cơ cấu lao động của Công ty

m Chỉ tiêu

Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 So sánh Người (1) % Người (2) % Người (3) % (2)/(1) Lần (3)/(2) Lần 1. Tổng lao động bình quân 170 100 180 100 186 100 1,06 1,03 - Nam 108 64 120 67 130 70 1,11 1,08 - Nữ 62 36 60 33 56 30 0,98 0,93 2. Lao động trực tiếp S.xuất 135 79 150 83 157 84 1,11 1,05 3. Lao động gián tiếp 35 21 30 17 29 16 0,86 0,97 - Lao động quản lý 6 4 5 2,8 4 2,2 0,83 0,8 - Lao động phụ trợ 29 17 25 14,2 25 13,4 0,86 1

(Nguồn: Sổ Thống kê cán bộ CNV của Công ty)

Qua bảng trên ta thấy số lượng lao động của Công ty KTCT Thủy lợi La Khê mỗi năm tăng tuy không đáng kể đó là do Công ty có quy mô mở rộng thêm. Nhưng so sánh ta thấy tỷ lệ lao động năm 2002 so với năm 2001 là 1,06 lần lớn hơn năm 2003 so với năm 2002 là 1,03 lần, do năm 2002 công ty mở rộng sản xuất, tuyển dụng thêm nhiều công nhân. Năm 2003, quy mô có ổn định hơn do nhu cầu tuyển dụng không nhiều.

Ta cũng thấy, số lượng lao động nam cũng lớn hơn số lượng lao động nữ là do đặc điểm sản xuất của Công ty. Số lượng lao động trực tiếp chiếm hơn 80%, lao động gián tiếp chiếm hơn 20% là tương đối hợp lý.

Trình độ và tay nghề của công nhân cũng ảnh hưởng rất nhiều đến tiền lương và vấn đề quản lý lương của Công ty. Sau đây là cơ cấu trình độ của lao động và tay nghề lao động bậc thợ theo số liệu năm 2003.

Bảng cơ cấu bậc thợ của công nhân trong công ty Bậc thợ Số người % so với tổng số công nhân 1 1 1,11 2 2 2,22 3 8 8,89 4 14 15,56 5 20 22,22 6 10 11,11 7 35 38,89 Tổng số 90 100

(Nguồn: Sổ Thống kê CB CNV của Công ty năm 2003)

Bảng cơ cấu trình độ lao động của công ty

Trình độ Số người Tỷ trọng (%) Đại học 25 13,14 Cao đẳng 20 10,75 Trung cấp 23 12,37 Sơ cấp 15 8,1 Lao động phổ thông 103 55,34

Tổng số 186 100

(Nguồn: Sổ Thống kê CB CNV của Công ty năm 2003)

Qua bảng trên ta thấy công nhân có tay nghề bậc cao (5, 6, 7) tương đối cao, điều này có ảnh hưởng tích cực tới năng suất và chất lượng sản phẩm kéo theo sự tăng trưởng của cán bộ công nhân viên của Công ty. Để khuyến khích người lao động trong sản xuất, mỗi năm công ty đều tổ chức thi nâng bậc, tạo điều kiện cho những người thực sự có năng lực có thể phát huy hết mọi tiềm năng của mình. Cũng qua bảng ta thấy trình độ cán bộ đại học, cao đẳng so với đội ngũ lao động của công ty cũng tương đối hợp lý. Tuy nhiên số cán bộ có trình độ cao hơn đại học chưa có trong khi đó số lao động phổ thông lại tương đối cao, vì vậy để thích ứng với sự phát triển không ngừng của khoa học, để có thể áp dụng các kỹ thuật công nghệ hiện đại vào sản xuất, công ty cần có kế hoạch đào tạo đội ngũ cán bộ để nâng cao trình độ, chất lượng lao động để đạt hiệu quả cao trong hoạt động sản xuất.

2.3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TIỀN LƯƠNG TẠI CÔNG TY KT CTTL LA KHÊ

2.3.1. Xác định quy mô và cơ cấu lao động tại công ty. tại công ty.

Lao động là nguồn lực quan trọng nhất của bất cứ tổ chức nào. Nó là động lực quyết định trong việc tạo ra sản phẩm. Do vậy, để đạt được hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh cần phải hình thành được một lực lượng lao động tối ưu và phân công bố trí lao động một cách hợp lý.

Để đáp ứng nhu cầu sản xuất, để đạt được mục tiêu, phương hướng hoạt động của công ty và để quản lý tiền lương một cách hiệu quả nhất trước hết công ty cần phải xây dựng quy mô và cơ cấu lao động một cách hợp lý, để có thể đạt được tần suất lao động cao nhất. Bước vào năm 2004, Công ty KTCT Thủy lợi La Khê đã xây dựng cho mình một kế hoạch lao động như sau:

TÊN ĐƠN VỊ Số thiết bị Số máy bơm Công suất máy

Chuyên môn nghiệp vụ Đại học – Cao đẳng Trung cấp Công nhân Thủy lợi Cơ điện Kin h tế Thủy lợi Kin h tế Nghiệp vụ Phụ c vụ Máy bơm Thủy nông Lái xe Tổng cộng - Lđạo Cty 2 1 1 4 - Phòng TCKH 1 1 7 12 - Phòng QL nước-công trình 3 1 2 1 2 7 - Phòng kỹ thuật 3 3 - Phòng kinh tế 2 4 8 - Tổ công nhân đầu mối 1 6 8100 1 15 16 - Cụm thủy nông Khê tang 5 24 2 20 2 24 - Cụm TN Bình Đà 5 21 2 2 1 18 2 25 - Cụm TN Thanh Thủy 6 25 1 2 20 2 25 - Cụm TN Cát Động 4 27 1 4 9 3 17 - Cụm TN Cao Xá 1 16 1000 1 2 4 3 10 - Cụm TN Phù Bật 7 33 4 15 3 22 Cụm TN Do Lộ 1 1 4 2 5 13 Tổng cộng 24 2 5 17 2 8 3 103 20 2 186 (Nguồn: Phòng kinh tế)

Bước vào năm 2004, quy mô sản xuất ổn định, công ty không có nhu cầu tuyển dụng thêm người nên số lượng lao động không thay đổi so với năm 2003. Tuy nhiên, cơ cấu lao động đã có sự sắp xếp lại cho hợp lý hơn, như số công nhân máy bơm ở cụm thủy nông Do Lộ và cụm thủy nông

Cao Xá năm trước là 5 và 7 người đã bị dư thừa. Nên năm 2004, số công nhân từa đã được chuyển sang cụm thủy nông Thanh Thủy để cho đủ số công nhân cần thiết...

2.3.2. Công tác xây dựng quỹ lương của công ty công ty

Căn cứ vào tính chất đặc điểm của công ty là doanh nghiệp Nhà nước hoạt động công ích phục vụ sản xuất nông nghiệp, cơ cấu tổ chức theo thông tư số 06 trên cơ sở số lao động định biên và chỉ tiêu kinh tế của công ty, do vậy, công ty chọn kết quả phục vụ tưới tiêu (diện tích) để xây dựng quỹ lương trên cơ sở đó xây dựng đơn giá tiền lương.

Quỹ lương của công ty năm 2003 được xây dựng như sau:

∑VKH = [Lđb x TLmin DN x (Hcb + Hpc) + V] x 12 tháng

∑VKH Tổng quỹ tiền lương kế hoạch Lđb Lao động định biên

TLmin DN Mức lương tối thiểu của doanh nghiệp lựa chọn trong khung quy định

Hcb Hệ số lương cấp bậc công việc bình quân Hcp Hệ số lương phụ cấp cấp bậc công việc bình

quân

V Quỹ tiền lương của bộ máy gián tiếp mà số lao động này chưa tính trong định mức lao động tổng hợp.

Các thông số trên được tính như sau:

- Lao động định biên: được tính trên cơ sở lao động định biên trong năm

- Mức lương tối thiểu để xây dựng đơn giá bình quân Mức lương tối thiểu được áp dụng theo quy định tại khoản 1 điều 1 Nghị định 28/CP ngày 28/12/1997 của Chính phủ là mức lương tối thiểu được công bố tại Nghị định 03 NĐ/CP ngày 15/1/2003 là 290.000đ.

Hệ số điều chỉnh tăng thêm không quá 15 lần so với mức lương tối thiểu kể từ 01/01/2003 phần tăng thêm áp dụng không quá 435.000đ/tháng. Doanh nghiệp được áp

dụng hệ số điều chỉnh tăng thêm trong khung quy định vì căn cứ vào phần b3, mục 2 thông tư 05 thì công ty đảm bảo thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước theo đúng luật định.

Hệ số điều chỉnh tăng thêm được xác định như sau: Kđc = K1 + K2

Trong đó:

Kđc Hệ số điều chỉnh tăng thêm K1 Hệ số điều chỉnh theo vùng K2 Hệ số điều chỉnh theo ngành

- Hệ số điều chỉnh theo vùng có 3 địa bàn thì công ty ở địa bàn 3 có hệ số K1 = 0,1

- Hệ số điều chỉnh theo ngành có 3 nhóm thì ngành nông nghiệp thủy lợi được xếp ở nhóm 2 có hệ số K2 = 1,0.

Như vậy Kđ/c = 1 + 0,1 = 1,1

Giới hạn trên của khung lương tối thiểu của công ty được áp dụng là:

TLmin đc = TLmin (1 + Kđc)

Như vậy khung lương tối thiểu của công ty được áp dụng từ 290.000đ đến 609.000đ.

Theo quy định thì hệ số điều chỉnh tăng thêm không quá 1,5 lần so với mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định, tức:

290.000 x 1,5 = 435.000đ.

Để Công ty được áp dụng hệ số điều chỉnh tăng thêm trong khung quy định khi thực hiện đủ các điều kiện sau:

- Công ty có lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước. - Thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước đúng quy định.

- Phải đảm bảo tốc độ tăng tiền lương bình quân thấp hơn tốc độ tăng năng suất lao động.

Từ 3 điều kiện trên để đảm bảo được áp dụng hệ số trong khung quy định thì công ty chọn hệ số điều chỉnh bằng 1,2 lần so với mức lương tối thiểu Nhà nước quy định. Là do:

- Công ty là doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích nên không vì mục đích lợi nhuận.

- Công ty không phải là doanh nghiệp sản xuất sản phẩm nên phân tích tăng năng suất lao động còn gặp nhiều khó khăn.

- Thực hiện nghiêm chỉnh nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước đúng quy định.

Vậy lương tối thiểu của công ty là: 290.000 x 1,1 = 319.000 đ

* Hệ số lương cấp bậc công việc bình quân

Căn cứ vào tổ chức sản xuất, tổ chức lao động, tiêu chuẩn cấp bậc kĩ thuật chuyên môn nghiệp vụ để xác định hệ số lương cấp bậc công việc bình quân của tất cả số lao động tính đến thời điểm xây dựng đơn giá tiền lương bao gồm:

- Cán bộ quản lý doanh nghiệp: 4 người

- Lao động gián tiếp: 25 người

- Lao động trực tiếp: 157 người Ta có quỹ lương lao động trên như sau:

bình quân tối thiểu tháng

1. CB quản lý DN 4 4,035 319.000 12 61.784.000 2. Gián tiếp 25 2,503 319.000 12 239.537.000 3. CN trực tiếp SX 157 2,29 319.000 12 1.376.281.000

Cộng 186 1.677.602.000

(Nguồn: Phòng TCHC thuộc Công ty)

* Hệ số các khoản phụ cấp bình quân được tính trong đơn giá tiền lương của công ty bao gồm:

- Phụ cấp trách nhiệm: 10.713.600 đ - Phụ cấp lãnh đạo: 5.356.800 đ - Phụ cấp ca 3 chấn động độc hại 14.487.000 đ - Bồi dưỡng làm ca đêm 203.520.000 đ

- Phụ cấp lưu động 19.905.600 đ

Tổng cộng 253.983.000

* Ngoài ra, quỹ lương của công ty còn tính thêm

- Bồi dưỡng làm thêm giờ 171.840.000đ

- Trả công lao động hợp đồng

15 người x 290.000 x 12 tháng = 52.200.000đ

Vậy tổng quỹ lương của công ty là:

- Lương bình quân cho tổng số lao động: 1.677.602.000

- Quỹ phụ cấp 253.983.000

- Thêm giờ + lao động hợp đồng 224.040.000

Tổng cộng 2.155.625.000

2.3.3. Xác định đơn giá tiền lương tại Công ty Công ty

Công ty khai thác công trình thủy lợi La Khê là doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích phục vụ sản xuất nông nghiệp, do vậy đơn giá tiền lương của công ty được tính theo diện tích tưới tiêu.

Do đặc điểm của ngành nên công ty được áp dụng chế độ làm thêm giờ không phải là khoản phụ cấp, do đó không được tính vào đơn giá tiền lương.

Số diện tích tưới tiêu mà Công ty đã làm được trong năm qua là: 22.336ha

Vậy đơn giá tiền lương của công ty là: = 88.800đ/ha

2.3.4. Xây dựng hình thức trả lương của công ty

Việc áp dụng các hình thức trả lương thích hợp cho từng doanh nghiệp có ý nghĩa rất quan trọng, nó có tác dụng khuyến khích người lao động trong công tác, học tập, rèn luyện để nâng cao tay nghề làm cho năng xuất lao động và hiệu quả sản xuất không ngừng tăng lên. Vì vậy công ty khai thác công trình thuỷ lợi La Khê nói riêng và các doanh nghiệp nói chung rất chú trọng trong việc xây dựng các hình thức trả lương của doang nghiệp mình.

Công ty khai thác công trình thuỷ lợi La Khê là doanh nghiệp Nhà nước hoạt động công ích, phục vụ cho sản xuất nông nghiệp là chủ yếu. Do vậy, thực tế hiện nay công ty chỉ áp dụng hình thức trả lương theo thời gian là chủ yếu. Theo điều luật 58 Bộ luật lao động quy định trả lương theo thời gian là hình thức trả lương cho người lao động căn cứ vào thời gian làm việc thực tế. Theo Nghị định số 28/CP ngày 28/3/1997 của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu được công bố tại Nghị định 03/2003 NĐ/CP ngày 15/01/2003 là 290.000đ/ tháng. Căn cứ vào mức lương cơ

bản trên cùng với mức lương chuyển cấp theo ngạch bậc, hàng tháng phân xưởng tổ chức chấm công cho từng cán bộ công nhân viên rồi tổng hợp lại qua các bộ phận lao động tiền lương làm căn cứ để tính lương cho từng người rồi xác định lương ngành.

Tiền lương mà mỗi người nhận được trong tháng gồm hai phần:lương cơ bản và tiền thưởng năng suất lao động.

Tiền lương cơ bản được xác định trên cơ sở tiền lương cấp bậc và thời gian làm việc thực tế của từng người trong tháng.

Tiền lương cơ bản được xác định như sau: L cơ bản = x n

L cơ bản: Lương theo hệ số lương cấp bậc

Lmin: Mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định n : Ngày công thực tế

26: Là số ngày công chế độ theo quy định của Nhà nước

Bậc lương bao gồm: hệ số lương và hệ số phụ cấp trách nhiệm.

Hệ số lương được xác định từ bảng lương viên chức chuyên môn nghiệp vụ

STT Họ tên Chức danh Hệ số 1 Trần Văn Thọ Giám đốc 4,32 2 Đỗ Khắc Nghiêm Phó giám đốc 3,94 3 Nguyễn Bá Hưng Trưởng phòng TCHC 3,48 4 Trần Đình Vụ Phó phòng TCHC 2,81 5 Nguyễn Anh Thắng Tưởng phòng QLN 3,48 6 Phan .T. Kim Hoàn Phó phòng QLN 2,98 7 Nguyễn Thanh Vân Phó phòng QLN 3,48 8 Nguyễn Thị Xuyến Trưởng phòng KT 3,28 9 Lê Thị Mùi Phó phòng KT 3,94 10 Đỗ Xuân Yến 2,81 11 Đỗ.T.Thanh Mai 1,58 12 Nguyễn Văn Kết 2,81 (Nguồn: Phòng tổ chức hành chính) Hệ số phụ cấp trách nhiệm được xác định từ bảng phụ cấp lãnh đạo doanh nghiệp do Nhà nước quy định. Công ty khai thác công trình thuỷ lợi La Khê được quy định hệ số phụ cấp trách nhiệm đối với chức danh như sau:

Phụ cấp lãnh đạo

Danh mục Mức phụ cấp Tiền phu cấp/tháng Số tháng

Trưởng phòng 0,2 63.800 12

Phó phòng 0,15 47.800 12

Phụ cấp trách nhiệm

Cụm trưởng TB La Khê 0,2. 63.800 12 Cụm phó, tổ phó TB La Khê 0,15 47.800 12

(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính)

Số ngày thực tế của từng người được xác định dựa vào bảng chấm công. Việc chấm công do các trưởng phòng đảm nhiệm.Cuối tháng các bộ phận phải gửi bảng chấm công về phòng tài chính kế toán, căn cứ vào đó kế toán tiền lương tính ra số tiền phải trả cho từng người trong tháng. Bảng chấm công:

Đơn vị: Tổ thiết bị La Khê

Một phần của tài liệu Quản lý tiền lương và tiền công tại Công ty KTCT thuỷ lợi La Khê.doc (Trang 69)