Đặc điểm nguyên vật liệu và thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty may Thăng Long

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Cổ phần may Thăng Long.doc (Trang 37 - 41)

I. CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA CÔNG TY CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH

5. Đặc điểm nguyên vật liệu và thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty may Thăng Long

sản phẩm của Công ty may Thăng Long

Nguyên vật liệu là yếu tố đầu vào quan trọng của quá trình sản xuất kinh doanh. Nó là yếu tố cấu thành nên thực thể của sản phẩm và chiếm một tỷ lệ lớn trong giá thành.

Tuy nhiên, đối với công ty may, nhiều đơn đặt hàng chỉ đơn thuần là gia công thì công ty không phải bỏ vốn ra để mua nguyên vật liệu, điều này sẽ được khách hàng lo cung ứng, toàn bộ vật liệu. Đối với các hợp đồng không đi kèm vật liệu thì công ty sẽ tìm kiếm ở thị trường trong nước cũng như nước ngoài, vừa phải đảm bảo chất lượng đồng thời phù hợp giá thành. Thông thường, công ty tận dụng tối đa mua nguyên vật liệu được sản xuất trong nước như các sản phẩm của các công ty: Dệt 19/5; Công ty dệt kim Hà Nội… Những đặc điểm trên đã tạo điều kiện cho công ty ổn định sản xuất, mở rộng quy mô, đảm bảo tạo ra các sản phẩm có chất lượng; hợp thị hiếu, giảm cước phí vận chuyển. Những yếu tố trên đã tạo thuận lợi cho công ty tăng doanh thu, giảm giá thành và tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Đó cũng là những yếu tố làm tăng lợi nhuận và tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Về thị trường tiêu thụ sản phẩm: hiện nay công ty đã có mạng lưới tiêu thụ khá tốt trong nước. Trong quá trình sản xuất, công ty nhận thấy rằng, nhu cầu tiềm năng sản

xuất hàng nội địa là rất lớn, nên đã kịp thời điều chỉnh kế hoạch sản xuất; đưa chỉ tiêu sản xuất hàng nội địa thành tiêu chí phấn đấu thực hiện lớn trong các năm và trên thực tế, giá trị tăng trưởng của công ty có phần đóng góp to lớn từ hàng hóa nội địa. Các sản phẩm của công ty đã bắt đầu quen thuộc với phần lớn người tiêu dùng Việt Nam, đặc biệt là trên thị trường miền Bắc.

Đối với thị trường nước ngoài: chính sách đổi mới kinh tế của Đảng và Nhà nước đã cho phép công ty có điều kiện chủ động tìm tòi, khảo sát, tiến tới đạt quan hẹ hợp tác với các đối tác phương Tây và nhiều quốc gia ở châu lục khác. Chiến lược mở rộng thị trường, đa dạng hóa mặt hàng sản phẩm phù hợp quan hệ với thị hiếu của từng khu vực, từng quốc gia làm tăng sản phẩm xuất khẩu. Hiện nay công ty đã có quan hệ với trên 40 nước trên thế giới, trong đó có những thị trường mạnh, đầy tiềm năng như: EU, Đông Âu, Nhật Bản, Mỹ… Sản phẩm của công ty đã tạo được uy tín với các nhà nhập khẩu. Giá xuất khẩu sản phẩm của công ty nhìn chung tương đối rẻ. Cùng với sự tăng

trưởng kinh tế, mức sống của nhân dân cũng được nâng cao, nhu cầu tiêu dùng sản phẩm may mặc cùng ngày càng được mở rộng. Nhiều mẫu mã, kiểu dáng, mầu sắc sản phẩm mà khách hàng nước ngoài ưa thích mà công ty chưa đáp ứng được.

Qua một số nét khái quát về tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty nói trên có thể thấy. Nhu cầu của thị trường đối với các mặt hàng sản phẩm của công ty ngày càng được mở rộng không chỉ thị trường nội địa mà còn ở cả nước ngoài. Cùng với sự phát triển chung của đất nước chắc chắn nhu cầu này còn được mở rộng hơn nữa. Điều này đồng nghĩa với việc tạo cho công ty một thị trường vô cùng rộng lớn, làm tăng doanh thu cũng như lợi nhuận. Tuy nhiên, nhiều mặt hàng sản phẩm của công ty chưa đáp ứng được về mẫu mã, thiết kế đối với các thị trường khó tính. Đó là nguyên nhân gây ra những hợp đồng bị hủy bỏ ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, công ty còn phải cạnh tranh sản xuất với các công ty khác cùng ngành không chỉ trong nước mà cả các đối thủ nước

ngoài có truyền thống may mặc. Điều này đặt ra cho công ty những thử thách lớn lao trong việc cạnh tranh, giành giật từng thị trường. Dây là một khó khăn để duy trì kết quả sản xuất tốt và không ngừng phải tăng trưởng trong tương lai.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Cổ phần may Thăng Long.doc (Trang 37 - 41)