Tình hình sử dụng nguồn vốn cố định ảnh hưởng đến biến động của doanh thu:

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Cổ phần may Thăng Long.doc (Trang 63 - 68)

II. PHÂN TÍCH MỘT SÔ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY MAY THĂNG LONG GIAI ĐOẠN 2000 2005:

2.2.1.Tình hình sử dụng nguồn vốn cố định ảnh hưởng đến biến động của doanh thu:

2. Số lao động bình quân

2.2.1.Tình hình sử dụng nguồn vốn cố định ảnh hưởng đến biến động của doanh thu:

hưởng đến biến động của doanh thu:

Vốn cố định của doanh nghiệp là một bộ phận của vốn đầu tư trước về tài sản cố định mà đặc điểm của nó là giá trị

của nó chuyển dần vào giá trị của sản phẩm và nó tham gia vào sản xuất theo mức độ hao mòn khác nhau; dưới hình thức khấu hao và hoàn thành một vòng tuần hoàn khi tài sản cố định đó hết thời hạn sử dụng.

Vốn cố định là một bộ phận quan trọng cấu tạo nên nguồn vốn kinh doanh. Quy mô của vốn cố định cũng như trình độ quản lý, sử dụng vốn cố định có vai trò hết sức lớn, tác động trực tiếp lên trình độ trang bị kỹ thuật của doanh nghiệp. Để có thể hiểu rõ ý nghĩa quan trọng của vốn cố định với hoạt động của doanh nghiệp ta có thể nghiên cứu qua chỉ tiêu sau:

. Chỉ tiêu sức sản xuất kinh doanh của vốn cố định.

Sức sản xuất của vốn cố định =

Chỉ tiêu này giúp ta nhận thấy với một đồng vốn cố định đầu tư vào sản xuất kinh doanh giúp ta đem lại bao nhiêu đồng doanh thu.

Bảng 11: Sức sản xuất của vốn cố định của công ty (2000 - 2005)

Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 2004 2005

Vốn cố định (Tr.đ) 34.313 38.563 47.101 57.674 54.632 63.054 Sức sản xuất của vốn cố

định

3,269 3,381 3,402 3,521 3,638 3,752

Qua các số liệu trên ta thấy sức sản xuất vốn cố định của công ty luôn tăng hàng năm. Nếu như năm 2000, 1 đồng vốn cố định tạo ra được 3,269 đồng doanh thu thì trong những năm sau đó nó tạo ra được lần lượt là 3,381 đồng năm 2001) 3,402 đồng năm 2002; 3,521 đồng năm 2003; 3,638 đồng năm 2004 và cuối cùng là 3,752 đồng năm 2005.Việc tăng lên của chỉ tiêu sức sản xuất của 1 đồng vốn cố định là một tín hiều đáng mừng nhưng nó chưa thể hiện được rõ hết những ảnh hưởng của việc sử dụng nguồn vốn cố định tới sự biến động của doanh thu.Bởi cùng với việc nguồn vốn cố định không ngừng tăng lên qua các năm thì việc sử dụng nguồn vốn đó như thế nào, đã đạt hiệu suất cao nhất chưa…những vấn đề này sẽ được thể hiện rõ qua mô hình sau : Mô hình

Ipq = 0 0 1 1 0 1 0 1 1 1 1 1 0 0 1 1 0 1 0 0 1 1 1 0 0 0 . . . . . . . . . . . . . . . . o o o o H TR T H I R T H I R T H I R T H I R T x x H TR T H TR T H TR T H TR T H TR T x x H TR T I x I x TΣ Σ Σ Σ = Σ Σ Σ Σ Σ Σ = Σ = Trong đó:

H1, Ho: hiệu suất sử dụng vốn cố định kỳ báo cáo và kỳ gốc

1; 0

TR TR : mức trang bị vốn cố định cho một lao động kỳ báo cáo và kỳ gốc

1; 0

T T

Σ Σ : tổng số lao động kỳ báo cáo và kỳ gốc

Bảng 12: Biến động của doanh thu do tác động của 3 nhân tố: H, TR; ΣT Năm Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Tổng doanh thu (tr.đ) 112.170 130.378 160.239 203.085 198.750 236.578 H (%) 3,37 3,48 3,48 3,57 3,70 3,82 TR (Trđ/ng) 15,38 16,30 18,28 17,98 19,26 19,27 ΣT (người) 2.166 2.300 2.517 3.166 2.787 3.217 ∆ Ipq (%) - 16,23 22,9 26,74 -2.13 19,03 ∆pq(H) (%) - 3,26 0 2,59 3,64 3,24 ∆pq(TR) (%) - 5,98 11,12 -4,46 7,12 0,05

∆pq ( ΣT) (Tr.đ) 6,18 9,43 25,78 -11,97 15,43

∆pq (Tr.đ) - 18.208 29.861 42.846 -4.335 37.282

∆pq(H) (Tr.đ) - 4.036,7 0 4.987,11 7.120,9 7.209,12

∆pq(TR) (Tr.đ) - 7.130,62 17.343,13 -3.305,3 12.735,47 119,03

∆pq ( ΣT) (Tr.đ) - 7.040,68 12.517,87 41.164,19 15.521,37 30.499,85

Qua bảng số liệu tính toán trên cho thấy: tốc độ tăng doanh thu chủ yếu mới chỉ tập trung vào 2 nhân tố: tăng số lượng lao động và tăng đầu tư trang thiết bị máy móc; còn yếu tố hiệu suất sử dụng đầu tư tài sản cố định chưa được chú trọng đến nhiều. Như vậy có nghĩa là nhân tố chiều sâu đóng góp vào việc phát triển bền vững còn chưa tập trung chú trọng; một đồng vốn do đầu tư trang bị máy móc thu được bao nhiêu đồng doanh thu còn nhỏ. Tuy nhiên, ta cũng nhận thấy công ty cũng đã có nhiều nỗ lực để cải thiện con số này. Bằng chứng được thể hiện qua sự đóng góp của việc tăng trưởng hiệu suất sử dụng vốn cố định vào sự tăng chung của doanh thu để có những thay đổi theo chiều hướng tích cực.

Như vậy, trong thời gian sắp tới công ty cần tăng cường nhiều hơn các biện pháp nhằm tăng hiệu suất sử dụng vốn cố định của mình để đạt hiệu quả lớn hơn.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Cổ phần may Thăng Long.doc (Trang 63 - 68)