III. MỘT SỐ GIẢ PHÁP ĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH Ở CÔNG TY MAY THĂNG LONG
2. Đào tạo, phát triển nâng cao trình độ chuyên môn của lao động
của lao động
Sau quá trình tuyển dụng lao động vào làm việc, ngoài những yêu cầu ban đầu đã đáp ứng được thì trong quá trình sản xuất kinh doanh để nảy sinh ra rất nhiều các vấn đề mới đòi hỏi người lao động phải không ngừng tự hoàn thiện mình tốt hơn để có thể bắt nhịp với công việc như: việc thay đổi máy móc, trang thiết bị sản xuất; áp dụng những công nghệ mới nhất; phương thức làm việc cũng như thay đổi nhằm đạt được mục tiêu hiệu quả nhất. Chính vì vậy mà những lao động này không tự mình học hỏi, phấn đấu vươn lên sẽ tự đào thải mình ra khỏi guồng máy hoạt động của công ty. Dựa trên tình hình thực tế của công ty hiện nay,
công tác đào tạo, nâng cao chuyên môn chủ yếu tập trung vào :
+ Đội ngũ cán bộ quản lý: Đây là đội ngũ cán bộ quan trọng, nắm trong tay vận mệnh của cả công ty hiện tại cũng như trong tương lai. Việc đào tạo lại cán bộ quản lý phải luôn đổi mới phù hợp với trình độ và sự phát triển của công ty. Cán bộ quản lý không chỉ đơn thuần có kinh nghiệm sâu sắc về vấn đề chuyên môn mà còn đòi hỏi phải có trình độ hiểu biết về công ty tổ chức giao tiếp tâm lý cá nhân.
+ Đào tạo đội ngũ nhân viên bán hàng; Đội ngũ này hiện nay khá đông đảo. Việc sản phẩm của công ty được đưa đến tay người tiêu dùng như thế nào phụ thuộc rất lớn vào vai trò của đội ngũ này. Họ cần phải luôn nắm những được các ưu, nhược điểm của từng loại mặt hàng để có thể giới thiệu với từng khách hàng.Tư vấn cho khách hàng biết dựa vào đặc điểm nào của mình mà có các lựa chọn sản phẩm khác nhau cho phù hợp.
+ Cán bộ kỹ thuật với đặc tính của ngành nghề kinh doanh sản phẩm may mặc ngoài yêu cầu về chất lượng còn
đòi hỏi rất lớn vào kiểu dáng, mẫu mã sản phẩm. Ấn tượng đầu tiên của một khách hàng đi mua sản phẩm may mặc đó là kiểu dáng, màu sắc của mặt hàng đó. Vì vậy cần phải nâng cao trình độ của đội ngũ thiết kế thời trang luôn nắm