Dự báo khái quát thị trường bán lẻ Hà Tây từ nay đến

Một phần của tài liệu Những giải pháp hoàn thiện công nghệ Marketing bán lẻ .doc (Trang 51 - 55)

I. Những nhiệm vụ đổi mới của doanh nghiệp thương

1. Dự báo khái quát thị trường bán lẻ Hà Tây từ nay đến

1.1. Dự báo nhu cầu tiêu thụ ở Hà Tây.

Hà Tây là một tỉnh cửa ngõ thủ đô có tiềm năng kinh tế và địa hình đa dạng nhiều danh lam thắng cảnh hàng năm thu hút hàng triệu khách du lịch. Mặt khác hiện nay tỉnh đang thực hiện chính sách mở cửa thu hút vốn và công nghệ vào đầu tư và đã quy hoạch thành các khu công nghiệp, khu kinh tế trọng tâm. Hà Tây là nơi hứa hẹn tập trung nhiều Công ty nhà máy, xí nghiệp, các khu đô thị, nhất là trong thời gian tới dần dần các nhà máy xí nghiệp sản xuất ở Hà Nội sẽ phải di rời để bảo đảm mỹ quan đô thị và tránh ồn cho thành phố. Hơn nữa trong tương lai 1-2 năm tới thị xã Hà Đông sẽ chuyển lên thành phố (khu đô thị loại 3) sẽ có tiềm năng rất lớn để thúc đẩy công nghiệp hoá

- hiện đại hoá của tỉnh. Trong 5 năm liên tiếp gần đây mức tăng trưởng kinh tế của tỉnh đều đạt trên 8%/năm bộ mặt xã hội được thay da đổi thịt từng ngày từng giờ đời sống dân cư được nâng lên một bước. Với một tỉnh gần 3 triệu dân đang trên đà phát triển thì quả là một thị trường tiêu dùng hấp dẫn để các doanh nghiệp khai thác. Dưới sự chỉ đạo đúng đắn của Đảng và Nhà nước với các định hướng, chính sách phát triển kinh tế - văn hoá xã hội tin rằng trong tương lai Hà Tây sẽ còn tiến xa hơn nữa xứng tầm với vị thế của một tỉnh là cửa ngõ của thủ đô trung tâm kinh tế - văn hoá chính trị của cả nước.

1.2. Một số dự báo và triển vọng thị trường bán lẻ ở Hà Tây trong xu thế hội nhập kinh tế.

Thị trường bán lẻ Hà Tây nói chung là rất phong phú, đa dạng, đầy đủ màu sắc cả hàng hoá và các loại hình kinh doanh bán lẻ tiến bộ như: tự chọn, tự phục vụ, bán lẻ thông qua điện thoại… đã tạo điều kiện đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng ngày càng cao hơn.

Theo mục tiêu phát triển thương mại của tỉnh đến năm 2020 thương mại được coi là đòn bảy thúc đẩy sản xuất, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phân công lao động xã hội theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá phát triển thị trường Hà Tây gắn liền với cả nước. Phấn đấu xây dựng nền thương mại Hà Tây phát triển lành mạnh, dần trở thành một trong những trung tâm thương mại văn minh - hiện đại của cả nước. Trong tương lai, Việt Nam gia nhập vào WTO sẽ giúp cho thương mại Việt Nam có những bước chuyển biến tích cực. Đặc biệt theo các chuyên gia kinh tế dự báo tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm ở Hà Tây từ nay cho đến năm 2010 sẽ liên tục đạt trên 10%/năm. Trong đó dự báo tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán Hà Tây trong 15 năm tới sẽ như sau:

Bảng 3: Dự báo tổng mức lưu chuyển hàng bán ở thị trường Hà Tây

ĐVT: tỷ đồng Việt Nam

Năm Thành phần kinh tế

2005 2010 2020

Kinh tế nhà nước 4.028,1 7.247,2 5.528,2

Kinh tế tập thể 281,7 656,3 3.114,4

Kinh tế tư nhân hỗn hợp 11.054,6 25.399,5 88.359,1

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

1.017,8 2.311,1 10.189,3 Tổng mức lưu chuyển

hàng hoá bán

16.382,2 35.614,1 107.191

Trong đó, tập trung vào các mặt hàng chủ yếu như: lương thực, thực phẩm, hàng may mặc… cụ thể được minh hoạ qua bảng sau:

Bảng 4: Dự báo nhu cầu tiêu dùng một số mặt hàng chính ở Hà Tây.

Mặt hàng ĐVT Năm 2005 Năm 2010 Năm 2020

Lương thực (gạo) Tấn 450.000 520.000 615.000 Sữa Hộp 200.050 260.000 310.000 Dầu ăn Lít 1.808.500 2.300.000 3.270.000 Nước mắm Lít 1.940.000 2.500.000 3.500.000

Quần áo Chiếc 18.400.000 19.300.000 21.600.000

Một phần của tài liệu Những giải pháp hoàn thiện công nghệ Marketing bán lẻ .doc (Trang 51 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w