Tỷ lệ chi phí marketing/tổng doanh thu

Một phần của tài liệu Nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty thiết bị - Machinco.doc (Trang 31 - 32)

Ngày nay không một doanh nghiệp nào bắt tay vào kinh doanh lại không muốn gắn doanh nghiệp của mình với thị trường. Vì trong cơ chế thị trường chỉ có như vậy doanh nghiệp mới hy vọng tồn tại và phát triển được.

Một doanh nghiệp có thể cho rằng cứ tập trung mọi cố gắng của mình để sản xuất ra thật nhiều sản phẩm, để làm ra những sản phẩm cực kỳ hoàn mĩ với chất lượng cao, là chắc chắn sẽ thu được nhiều tiền từ người tiêu dùng. Điều đó, trên thực tế, chẳng có gì đảm bảo. Bởi vì đằng sau phương châm

hành động đó còn ẩn náu hai trở ngại lớn, hai câu hỏi lớn mà nếu không giải đáp được nó thì mọi cố gắng của doanh nghiệp cũng chỉ là một con số không.

Một là, liệu thị trường có cần hết, mua hết số sản phẩm doanh nghiệp tạo ra không?

Hai là, liệu cái giá mà doanh nghiệp định bán, người tiêu ding có đủ tiền mua hay không? Kết cục là cái mối liên hệ giữa doanh nghiệp với thị trường chưa được giải quyết thoả đáng.

Để giải quyết được hai câu hỏi nhà lãnh đạo doanh nghiệp cần phải xác định được, liệu tăng thêm chi phí này có ảnh hưởng tới việc tối đa hoá lợi nhuận hay không?

Tỷ lệ chi phí marketing/ tổng doanh thu cho phép doanh nghiệp đánh giá được liệu một đồng chi phí marketing bỏ ra thu về được bao nhiêu đồng lợi nhuận trên một đơn vị sản phẩm.

Việc xác đinh được tỷ lệ này giúp cho các nhà lãnh đạo biết được những nhu cầu của thị trường, bằng các biên pháp so sánh giữa các năm có thể đưa ra được các mức chi phí marketing bỏ ra sao cho hợp lý trên cơ sở tối đa hoá lợi nhuận

Tỉ lệ chi phí marketing trên tổng doanh thu còn là biện pháp xác định cho từng loại thị trường, đối với các thị trường mới, hay với thị trường đã bão hoà thì nên sử dụng chi phí marketing như thế nào?

Một phần của tài liệu Nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty thiết bị - Machinco.doc (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(118 trang)
w