6.1. Khái niệm hiệu lực quản lý:
Theo khoa học quản lý : “Hiệu lực quản lý là mức độ thực hiện hoá của các quyết định quản lý. Nó cho thấy quyết định quản lý đưa ra được thực hiện như thế nào, nhanh hay chậm, đúng trình tự và đúng tiêu chuẩn của kế hoạch hay không . Thể hiện sự tôn trọng và tuân thủ của đối tượng quản lý đối với chủ thể quản lý đồng thời thể hiện trình độ năng lực quản lý và tính đúng đắn của các quyết định quản lý”1.
Theo khái niệm này ta thấy hiệu lực quản lý mang những nội dung sau:
Hiệu lực quản lý thể hiện giá trị hiện thực của các quyết định quản lý. Từ một quyết định đưa ra đưa vào thực tế được thực hiện đúng trình tự thời gian, đúng người đúng việc, giải quyết vấn đề đạt mục tiêu kế hoạch và đem lại hiệu quả kinh tế khi đó quyết định được coi là đạt hiệu lực quản lý.
Cũng từ một quyết định đưa ra trên cơ sở hiệu lực quản lý chúng ta đánh giá được mức độ đúng đắn của nó. Vì đối tượng quản lý là con người do đó các quyết định đảm bảo tính khoa học và đúng đắn thì sẽ được mọi người đồng tình ủng hộ thực hiện.
Và cuối cùng hiệu lực quản lý thể hiện năng lực trình độ của nhà quản lý và tính kỷ luật, chuyên nghiệp, kỹ năng làm việc của đối tượng quản lý. Những yếu tố trên của chủ thể quản lý và đối tượng quản lý được đảm bảo nhất định quyết định quản lý có hiệu lực cao, đạt kết quả.
6.2. Các phương diện của hiệu lực quản lý:
6.2.1. Phương diện kinh tế:
Trên giác độ kinh tế hiệu lực quản lý gắn liền với hiệu quả kinh tế. Mặc dù hiệu lực quản lý không đồng nhất với hiệu quả. Hiệu quả được xác định bằng kết quả trừ đi chi phí. Nhưng hiệu lực quản lý không chỉ dừng lại ở mức độ đảm bảo quyết định quản lý được thi hành đúng kế hoạch mà còn xác định trên kết quả đạt được. Một kết quả như mong muốn hoặc vượt kế hoạch cho thấy hiệu quả kinh tế cao và đảm bảo hiệu lực của quyết định quản lý là thành công. Đồng thời trong quá trình triển khai kế hoạch nếu có sai lệch nhưng được phát hiện kịp thời và điều chỉnh hợp lý đem lại kết quả tốt thể hiện quản lý đã đi sâu, đi sát và linh hoạt nhạy bén.
Không thể nói một quyết định quản lý được đảm bảo thực hiện về mặt quy trình nhưng đem lại hiệu quả kinh tế thấp là đạt hiệu lực quản lý. Có những kế hoạch được xây dựng chi li và cẩn thận nhưng khi đi vào thực tế những yếu tố không kiểm soát được của môi trường bên ngoài biến động mạnh mẽ vượt dự tính của kế hoạch và cho dù kế hoạch đó có được thực hiện đúng trình tự thì cũng không thích ứng kịp, ở đó đòi hỏi sự điều chỉnh kịp thời của nhà quản lý vào các khâu xung yếu đảm bảo mục tiêu được thực hiện. Như vậy đôi khi làm tăng chi phí quản lý và giảm hiệu quả kinh tế. Qua sự phân tích trên ta thấy rằng giữa hiệu lực quản lý và hiệu quả kinh tế có mối quan hệ hữu cơ với nhau, đảm bảo cho nhau được thực hiện.
6.2.2. Phương diện pháp lý:
Về mặt pháp lý của hiệu lực quản lý là nói đến tính đảm bảo thực hiện. Như vậy nó gắn liền với quyền lực thực tế của nhà quản lý. Với mỗi quyết định đưa ra họ có quyền chỉ định, cưỡng chế thi hành và được đảm bảo thực hiện thông qua hệ thống pháp luật, nội quy, điều lệ của tổ chức. Gắn liền với quyết định quản lý là những văn bản hướng dẫn thi hành ở đó quy định cụ thể trách nhiệm và quyền hạn của từng đối tượng thi hành và những chế tài kèm theo trong trường hợp có sự vi phạm.
cấp trên và nó được dùng làm cơ sở để xây dựng, ban hành các văn bản