1. Cơ cấu tổ chức:
Các quyết định quản lý được thực hiện thông qua các bộ phận, đơn vị trong doanh nghiệp. Các bộ phận đó được xác định vị trí, chức năng, quyền hạn, trách nhiệm thông qua cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp. Vì thế tính ổn định, khoa học của cơ cấu tổ chức đảm bảo cho việc triển khai
cơ cấu tổ chức quá trình truyền thông được thực hiện, tính hiệu quả của quá trình này gắn liền với cơ cấu tổ chức và gắn liền với hiệu lực quản lý.
2. Năng lực sản xuất:
2.1. Trang thiết bị công nghệ:
Đó là tổng thể các yếu tố phục vụ cho sản xuất, như máy móc thiết bị sản xuất, phương tiện truyền thống…nếu những yếu tố này được trạng bị tốt đáp ứng được đòi hỏi của công việc thì quá trình quản lý đảm bảo được triển khai tốt.
Có những vấn đề trong sản xuất kinh doanh được giải quyết tốt phải là sự kết hợp giữa lý luận và thực tiễn, nếu chỉ có lý luận và trong khi thực hiện công nghệ thiết bị không đáp ứng được dẫn tới hiệu lực quản lý kém. Mà quản lý xét theo giác độ truyền thông nó là quá trình thông tin vậy thì các thiết bị phục vụ thông tin phải tốt sẽ đảm bảo thông tin được nhanh chính xác và đầy đủ. Qua đó ta thấy trang thiết bị công nghệ có tác động mạnh đến hiệu lực quản lý.
2.2. Đội ngũ cán bộ công nhân viên.
Trong khi các yếu tố trang thiết bị công nghệ làm chức năng truyền tải vận hành thì yếu tố con người có vai trò điều khiển sự vận hành đó. Mỗi cá nhân lại mong những yếu tố riêng và tạo nên sự đa dạng, phức tạp trong tập thể. Vì thế quản lý cần tạo được cơ chế làm việc hợp lý, kỷ luật chặt chẽ và giám sát thi hành đảm bảo mỗi các nhân được đảm bảo bởi lợi
ích và trách nhiệm riêng của mình sao cho trong công việc cá nhân đều phải hoàn thành trách nhiệm của mình.
Làm được điều này trước tiên phải nâng cao nhận thức của đội ngũ lao động ý thức sẽ dẫn dắt hành động của họ. Qua đó ta thấy kỹ năng làm việc, kỷ luật lao động và trình độ nhận thức của họ ảnh hưởng rất lớn tới việc đảm bảo hiệu lực quản lý.
3. Năng lực của nhà quản lý:
Ngoài các yếu tố khách quan đã nêu, hiệu lực quản lý còn chịu tác động mạnh bởi năng lực của nhà quản lý. Là một yếu tố chủ quan bao gồm tổng hoà nhiều vấn đề khác nhau mà nhà quản lý phải đảm bảo.
Trước hết là về kỹ năng. Đó là khả năng vận dụng kiến thức vào thực tế để đạt được kết qủa cao, có thể giải nghĩa đơn giản là biết làm việc. Nó đòi hỏi nhà quản lý phải có kỹ năng về chuyên môn nghiệp vụ, nắm bắt được, thực hiện được các hoạt động của quản lý. Sau đó là kỹ năng làm việc với nhiều người mà trước tiên là phải hiểu người khác tạo ra sự nhạy cảm trong việc tiếp cận với người khác, giành quyền lực và gây ảnh hưởng để mọi người nghe, tin và làm việc với mình. Nhà quản lý còn cần xây dựng kỹ năng đàm phán, giao tiếp giải quyết các xung đột và xây dựng phát triển nhóm làm việc. Tóm lại đòi hỏi họ phải mẫn cảm , nhạy cảm.
Kỹ năng của người lãnh đạo còn bao gồm cả khả năng nhận thức, có tầm nhìn sâu về hệ thống và môi trường, nhìn ra điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp, nhìn ra cơ hội và thách thức với môi trường. Do đó nhà quản lý cần có quan điểm phát triển và toàn diện.
Đảm bảo được những yếu tố đó nhất định nhà quản lý sẽ xây dựng được cho mình năng lực cao, làm việc được trước mọi khó khăn, dẫn dụ được mọi người làm theo mình, đảm bảo được hiệu lực quản lý.
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ HIỆU LỰC QUẢN LÝ Ở TẠI CÔNG TY VẬT LIỆU- XÂY DỰNG.