Chiến lược phát triển của Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam.

Một phần của tài liệu Hoạt động kinh doanh tại công ty Hàng không việt nam (Trang 30 - 33)

gia Việt Nam.

Nghị quyết Đảng bộ HKDD của Việt Nam lần thứ I đã định hướng "Mục tiêu phấn đấu của Ngành là từng bước đổi mới phương tiện vận tải, đổi mới trang thiết bị, nâng cấp các công trình chủ yếu phục vụ sản xuất kinh doanh . Từng bước xây dựng ngành HK đạt trình độ hiện đại" . Trên tinh thần ấy, để phù hợp với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và xu thế phát triển vận tải HK mang tính toàn cầu, Ngành HKDD Việt Nam đã đề ra

những định hướng chiến lược phát triển trong các lĩnh vực cảng HK, quản lý bay, vận tải HK, công nghiệp HK và các dịch vụ thương mại đồng bộ . Trong đó có nhiều lĩnh vực liên quan chặt chẽ đến kinh doanh và quan hệ QT của VNA trong tương lai. Trên cơ sở đó chiến lược phát triển của VNA tập trung vào ba nội dung sau:

Về vận tải hàng không:

- Phát triển thị trường trong nước với mạng đường bay phủ khắp toàn quốc với ba trục Bắc, Trung, Nam; phát triển thị trường QT trọng tâm là thị trường ĐBA và ĐNA.

- Phát triển doanh nghiệp vận tải HK trên cơ sở tạo môi trường kinh doanh thuận lợi và nới lỏng dần bảo hộ, khuyến khích các doanh nghiệp ngày càng nâng cao chất lượng dịch vụ và bảo đảm an toàn. Trong đó VNA đóng vai trò nòng cốt. Trong tương lai khi thị trường chín muồi sẽ có thêm 1 hãng bay chở khách, 1 hãng bay chở hàng.

- Phát triển đội tàu bay theo hướng thay thế dần các loại thế hệ cũ, tăng số lượng loại nhỏ và vừa, tăng máy bay sở hữu để chủ động nguồn vốn và tiết kiệm chi phí khai

thác. HK đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu và đạt trình độ theo tiêu chuẩn QT. Từng bước đảm nhận các công việc (kể cả chức năng đào tạo) do chuyên gia nước ngoài kèm, tiến tới việc đảm nhận hoàn toàn việc đào tạo, việc khai thác và bảo dưỡng các loại máy bay hiện đang khai thác và các loại máy bay nằm trong chiến lược phát triển trong tương lai. Từ năm 2005 xây dựng trung tâm đào tạo, trong đó đào tạo người lái theo tiêu chuẩn QT và phát triển thành trung tâm đào tạo của khu vực trong giai đoạn 2006-2010.

Như vậy, kế hoạch từng bước giảm mức độ phụ thuộc vào nước ngoài về vấn đề đào tạo người lái và thợ kỹ thuật đồng nghĩa với việc từng bước làm chủ trong lĩnh vực đào tạo lực lượng lao động quan trọng này sẽ làm giảm chi phí đào tạo cơ bản và chi phí khai thác trong tương lai của VNA. Mặc dù lợi ích của giải pháp này mang lại sẽ rất lớn, song khó khăn hiện nay của VNA lại là thiếu cán bộ đầu ngành giỏi để có thể từng bước tiến hành tự đào tạo. Đồng thời việc lựa chọn mô hình trung tâm đào tạo cũng không

dễ dàng do đây là lĩnh vực rất mới ở Việt Nam, trong khi vốn và tiềm lực còn rất hạn chế như hiện nay.

CHƯƠNG II

Một phần của tài liệu Hoạt động kinh doanh tại công ty Hàng không việt nam (Trang 30 - 33)