II Thực trạng về hoạt động quản lý kênh phân phối
2. Thiết kế kênh marketing
2.1. Cơ cấu kênh phân phối hiện tại
Hệ Thống kênh phân phối của công ty Vina Reco
Loại kênh Phân phối I
Đây là loại kênh nhà phân phối bán hàng trực tiếp thông qua cửa hàng giới thiệu sản phẩm của công ty. Đối tượng mua hàng của loại kênh này là người tiêu dùng cuối cùng, các tổ chức như bệnh viện… thông qua loại kênh này công ty này nhằm quảng cáo, giới thiệu sản phẩm và quảng cáo, nó có vai trò quan trọng trong việc khai thác nhu cầu
Nhà sản Công ty Người tiêu dùng cuối cùng Đại I II III Đại Hội chữ
và sự xâm nhập của sản phẩm mới . Khối lưọng tiêu thụ qua kênh này chiếm 15%.
Loại kênh phân phối II: với loại hình kênh phân phối này hàng hoá sẽ được phân phối bằng cách đi từ nhà sản xuất đến công ty, qua hội chữ thập đỏ tới đại lý và đến tay người tiêu dùng cuối cùng.
Hiện nay loại kênh này mang lại hiệu quả phân phối rất lớn được công ty khai thác để phục vụ trên thị trường tự do. Kênh này phù hợp với đặc tính sản phẩm của công ty. Đây là loại kênh có khả năng cung cấp sản phẩm hàng hoá đến tay người tiêu dùng một cách nhanh và chuyên môn hoá cao nhất. Có như vậy thì khách hàng mới mua hàng một cách thoải mái, không có tâm trạng ngại ngùng khi thấy phải di xa để mua hàng.
Nhưng với dạng kênh này, nhà quản trị phải quan tâm nhiều đến việc quản lý vì đây là loại kênh có chiều dài lớn nhất và có nhiều trung gian trong kênh nên quy trình quản lý khá phức tạp và tốn nhiều thời gian trong kênh nên quy
trình hoạt động của nó khá phức tạp và tốn nhiều thời gian đẻ quản lý. Cần thiết phải thu thập thông tin từ phía các thành viên kênh của nó để có được những thông tin quan trọng về những trở ngại đang gặp phải của các thành viên. Khối lượng sản phẩm tiêu thụ qua kênh này là 55%.
Loại kênh phân phối III: Hàng hoá được phân phối thông qua các đại lý không thông qua hội chữ thập đỏ. Khối lượng hàng hoá thông qua kênh này là 30%.
Nhìn chung cơ cấu hoạt động của hệ thống kênh phân phối đang hoạt động tương đối hợp lý.
2.2. Phát triển kênh thay thế có thể.
Như chúng ta đã biết việc đưa ra một quyết định về kênh phân phối là hết sức quan trọng đối với một công ty. Quyết định đưa ra loại hình phân phối nào để phù hợp với tính chất, đặc tính của sản phẩm phù hợp với sự biến động của thị trường, sự thay đôỉ nhu cầu của người tiêu dùng ở những địa điểm không gian và thời gian khác nhau là hết sức quan trọng đây là công việc có tính chất quyết định đến
mạng lưới tiêu thụ hoạt động có hiệu quả hay không, lượng hàng tiêu thụ có tăng lên hay không. Quá trình thiết kế hệ thống kênh phân phối đòi hỏi quá trình thiết kế hết sức phức tạp. khi thiết kế một hệ thống kênh phân phối nhà quản trị lưu ý đến các mặt sau:
- Thị trường tiềm năng: công ty có khả năng cung cấp sản phẩm cho cả sản phẩm hàng tiêu dùng và hàng công nghiệp.
- Đặc điểm của sản phẩm: sản phẩm của công ty có đặc điểm là khó bảo quản do đó việc vận chuyển là khó khăn.
- Khả năng của công ty: đây là yếu tố phản ánh sức mạnh của doanh nghiệp thông qua nguồn vốn mà doanh nghiệp có thể huy động vào kinh doanh, khả năng phân phối có hiệu quả các nguồn vốn sẽ là không hiệu quả nếu khối lượng hàng hoá ít mà hệ thống phân phối có khả năng bao phủ thị trường trên một diện rộng
- Môi trường của công ty: hiện nay sản phẩm công ty được người tiêu dùng biết đến uy tín được nâng cao. Nhu cầu đang tăng lên rõ rệt do vậy nhiệm vụ của hệ thống kênh phân phối ngày càng trở lên nặng nề
Trong quá trình phát triển hệ thống kênh phân phối của công ty việc xây dựng hệ thống kênh không phải lúc nào cũng đạt hiệu quả. Điều này đòi hỏi nhà quản trị phải nhanh nhạy trong viếc thiết kế, quản lý để khi có những trục trặc có những biện pháp xử lý kịp thời vì trong hệ thống kênh có những thành viên kinh doanh kém hiệu quả, hay vi phạm hợp đồng. Nhà quản trị đưa ra những quyết định thay thế sao cho phù hợp.Việc phát triển cấu trúc kênh có thể thay thế góp phần vào việc đa dạng hoá loại hình cấu trúc kênh, xây dựng và hoàn thiện hệ thống kênh phân phối phù hợp với từng đoạn thị trường.