III. SỰ CẠNHTRANH TRÊN THỊ TRƯỜNG VÀ KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TẠP PHẨM VÀ BẢO HỘ LAO ĐỘNG.
2. Các công cụ cạnhtranh của Công ty Tạp phẩm và Bảo hộ lao động.
2.4. Cạnhtranh qua giao tiếp khuyếch trương ở Công ty Tạp phẩm và Bảo hộ lao động.
Công ty Tạp phẩm và Bảo hộ lao động.
Bản chất của giao tiếp khuyếch trương là đưa thông tin về sản phẩm và dịch vụ đến cho khách hàng làm cho cung - cầu gặp nhau để đẩy mạnh quá trình tiêu thụ. Bấy lâu nay rất nhiều mặt hàng thương mại bị ứ đọng, không tiêu thụ được không phải vì chất lượng kém mà do khi tung ra thị trường không được chào hàng quảng cáo một cách hấp dẫn. Các hoạt động quảng cáo, tuyên truyền, kích thích tiêu thụ, bán hàng trực tiếp và Marketing trực tiếp tại Công ty tạp phẩm thường được thực hiện một cách ngẫu nhiên. Kỹ thuật bán hàng ở Công ty thường hiện đại hơn ở các đơn vị sản xuất. Vì vậy, hoạt động bán hàng trực tiếp thường được chú trọng ở Công ty và dần được đòi hỏi theo kinh tế thị trường. Việc đẩy mạnh tiêu thụ hàng hoá là rất quan trọng,
vì bán hàng là mục tiêu chính của Công ty. Có bán được hàng thì Công ty mới tồn tại và phát triển các hoạt động.
Giao tiếp khuyếch trương đóng vai trò quan trọng trong việc đẩy mạnh tiêu thụ hàng hoá và nó được tổ chức thực hiện một cách có hệ thống thông qua xây dựng chiến lược truyền thông của Công ty.
Từ yêu cầu quan trọng của giao tiếp khuyếch trương, Công ty tạp phẩm đã xây dựng một chiến lược và thực hiện như sau:
+ Phát hiện khách hàng mục tiêu.
+ Xác định phản ứng đáp lại, xem họ có biết, có tin tưởng ở Công ty hay không.
+ Lựa chọn thông tin.
+ Lựa chọn phương tiện truyền tin, lựa chọn kênh truyền tin trực tiếp hay gián tiếp.
+ Lựa chọn tính chất đặc trưng cho nguồn thông tin. + Thôngs kê dòng tin ngược chiều.
Cùng việc phát triển chiến lược truyền thông Công ty còn sử dụng hình thức bán hàng trực tiếp. Như chúng ta đã biết, công ty chính là trung gian của các doanh nghiệp sản
xuất. Vì vậy hoạt động bán hàng trực tiế ở đây là tuyển chọn và huấn luyện nhân viên bán hàng trực tiếp, tìm kiếm những người mua hàng tiềm ẩn, chuẩn bị sơ bộ cho cuộc viếng thăm, trưng bày hàng hoá, khắc phục những phản đối và ký kết hợp đồng, thực hiện dịch vụ sau bán hàng. Cùng với bán hàng trực tiếp là Marketing trực tiếp, Công ty đã coi trọng hơn các phương tiện còn lại: Công ty phải gửi bán giáo chào hàng, giới thiệu qua fax, điện thoại, thư trực tiếp tới khách hàng, chủ yếu là khách hàng công nghiệp.
Từ những hoạt động cạnh tranh của Công ty tạp phẩm, chúng ta nhận thấy các hoạt động cạnh tranh của Công ty đã được xác định một cáchq rõ nét. Tuy còn nhiều hạn chế do trình độ và ngân sách nhưng Công ty đã và đang tiếp tục phát triển các hoạt động Marketing nhằm khả năng giữ khách hàng và tìm những khách hàng tiềm ẩn để tạo nên vị thế cạnh tranh cho Công ty trong thời gian tới.
CHƯƠNG II