Cạnhtranh của Công ty Tạp phẩm và Bảo hộ lao động.

Một phần của tài liệu Giải pháp Marketing nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty Tạp phẩm và BHLĐ (Trang 25 - 29)

III. SỰ CẠNHTRANH TRÊN THỊ TRƯỜNG VÀ KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TẠP PHẨM VÀ BẢO HỘ LAO ĐỘNG.

1. Cạnhtranh của Công ty Tạp phẩm và Bảo hộ lao động.

TRANH CỦA CÔNG TY TẠP PHẨM VÀ BẢO HỘ LAO ĐỘNG.

1. Cạnh tranh của Công ty Tạp phẩm và Bảo hộ lao động. Bảo hộ lao động.

Đổi mới nền kinh tế kế hoạch hoá sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Sự cạnh tranh ngày càng diễn ra mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Trước đây trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung mọi việc từ sản xuất đến tiêu thụ đều do Nhà nước điều tiết phân phối đến từng người dân. Mọi hoạt động trên thương trường hầu như không có, mặt hàng đơn điện, các doanh nghiệp sản xuất hầu như không có đối thủ cạnh tranh. Khi chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Với việc chấp nhận năm thành phần kinh tế. Cơ chế thị trường hình thành. Mọi doanh nghiệp đều cố tạo cho mình chỗ đứng trong thị trường. Quá trình mở cửa giao lưu kinh tế với quốc tế đã mở rộng cho phép các nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào thị trường nội địa đưa vào hàng hoá chất lượng cao, mẫu mã đẹp đáp ứng yêu cầu của người tiêu

dùng. Hàng hoá đa đạng hơn, nhiều chủng loại, người tiêu dùng có thể lựa chọn hàng hoá trong hàng loạt hàng hoá khác nhau. Các công ty cạnh tranh lẫn nhau để giành khách cho mình. Công ty Tạp phẩm và Bảo hộ lao động trong thời kỳ đổi mới đã gặp rất nhiều khó khăn, từ việc sắp xếp lại cơ cấu quản lý cho phù hợp đến tổ chức tiêu thụ cho phù hợp để đáp ứng yêu cầu thị trường. Việc tổ chức thu mua cũng gặp khó khăn, yêu cầu phải có đội ngũ cán bộ có năng lực cao. Nếu như trước đây việc thu mua và tiêu thụ theo chỉ tiêu Nhà nước không phải lao bao tiêu và hầu như không có đối thủ cạnh tranh nào. Ngày nay với nền kinh tế thị trường Công ty gặp phải sự đa dạng đóq là những công ty trong quốc doanh và ngoài quốc doanh, cùng với nó là các cơ sở sản xuất cũng có sự cạnh tranh gay gắt để tiêu thụ hàng hoá mà không theo khâu trung gian. Một số các cơ sở sản xuất như là Rượu Vang Thăng Long, Bóng đèn phích nước Rạng Đông, Điện Quang, các nhà máy sứ, và đặc biệt trong mặt hàng bảo hộ lao động phải đối mặt với một số công ty lớn như: Công ty dệt may 8-3, Dệt Nam Định, Đệt Thanh Xuân, Dệt Kim Đông Xuân. Đây là những đối thủ cạnh tranh mạnh đối với Công ty.

Với các đối thủ cạnh tranh ngoài quốc doanh đó là những công ty mới thành lập có lợi thế rất nhiều về trình độ chuyên môn trong cạnh tranh. Các công ty này có sự nghiên cứu thị trường tỉ mỉ hơn vì họ là những công ty mới thành lập có tỷ lệ thị phần thị trường nhỏ nhưng có sự thay đổi và thích nghi cao, là những công ty ngoài quốc doanh nên họ thường có sự thay đổi phù hợp với nhu cầu thị trường, lượng hàng hoá không nhiều, tỷ phần thị trường nhỏ nhưng họ là những đối thủ cạnh tranh mạnh về chất lượng hàng hoá, sự đa dạng về sản phẩm, nhãn hiệu, đặc biệt trình độ kinh doanh cao họ có khả năng xâm nhập vào những đoạn thị trường người tiêu dùng có mức thu nhập cao. Công ty phải đối mặt với các đối thủ cạnh tranh không chỉ ở các trung tâm kinh tế mà còn phải đối mặt với các cơ sở sản xuất kinh doanh riêng ở mỗi địa phương. ậ mỗi địa phương các công ty có khả năng đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng thuận tiện hơn, hệ thống phân phối đỡ phức tạp. Đây là những đơn vị kinh doanh mang tính địa phương chúng có quy mô loại nhỏ, hàng hoá chỉ đáp ứng trong địa phương và các vùng lân cận. Tuy nhiên Công ty muốn khai thác trên một thị trường rộng lớn trên cả nước thì phải quan

tâm tới những đối thủ này. Công ty có thể tạo riêng cho mình thị trường ở mỗi địa phương bằng cách hợp tác với các cơ sở sản xuất kinh doanh ở địa phương nhằm tiêu thụ so của mình.

Công ty Tạp phẩm và Bảo hộ lao động có sự tổ chức phân bổ thị trường theo chức năng của các thành viên của Công ty về sản phẩm để tránh cuộc đối đầu trực tiếp của các công ty trong và ngoài quốc doanh với nhau. Nhưng sự cạnh tranh vẫn không giảm. Không chỉ phải đối đầu với sản phẩm đầu ra của mỗi cơ sở sản xuất, của các đơn vị kinh doanh không trực thuộc mà còn phải đối đầu với sản phẩm từ nước ngoài nhập về. Sản phẩm ở đây có ưu điểm chất lượng cao, mẫu mã phong phú, đa dạng. Tuy nhiên, đối với các đơn vị kinh doanh nói chung và Công ty Tạp phẩm và Bảo hộ lao động nói riêng thì chịu một áp lực cạnh tranh rất lớn về sản phẩm đâù ra của đối thủ là rất khó xác địng, đó là sản phẩm của các công ty nước ngoài được nhập vào từ nhiều con đường khác nhau vào thị trường Việt Nam. Phần lớn được nhập vào theo con đường tiểu ngạch không chính thức, nhập lậu vào chất lượng có thể tốt hay xấu hơn so với hàng Việt Nam nhưng giá thường rẻ hơn.

Như vậy, hiện nay Công ty Tạp phẩm và Bảo hộ lao động đang phải đối mặt với một số lượng lớn đối thủ cạnh tranh trong và ngoài quốc doanh, nhưng Công ty được ưu thế rất lớn đó là sự phát triển của công ty, lâu dài các quan hệ của công ty với khách hàng, với các tổ chức là đã có từ trước tạo điều kiện tăng khả năng cạnh tranh của Công ty so các đối thủ đang tìm cách xâm nhập vào thị trường của công ty, công ty cần có những giải pháp Marketing nhằm giữa khách hàng và tiếp tục tìm kiến những khách hàng tiềm năng khác, đó là lợi thế đối với Công ty và là thách thức đặt ra đối với Công ty.

Một phần của tài liệu Giải pháp Marketing nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty Tạp phẩm và BHLĐ (Trang 25 - 29)