II. CÁC YẾU TỐ ẢNH HỞNG ĐẾN MỘT CUỘC NGHIÊN CỨU THỊ
4. Các yếu tố thuộc về doanh nghiệp
4.1 Nguồn kinh phí
Hoạt động kinh doanh được coi là thành công khi nó mang lại cho công ty những thành quả to lớn trong đó đặc biệt là lợi nhuận. Chắc chắn một công ty sẽ không bao giờ kinh doanh khi biết lĩnh vực hay công việc kinh doanh của họ không mang lại hiệu quả. Hoạt động nghiên cứu thị trường cũng vậy một cuộc nghiên cứu thị trường sẽ được xem là hiệu quả khi những lợi ích mà nó mang lại phải bù đắp được chi phí cho hoạt động nghiên cứu và tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp. Chi phí cho hoạt động nghiên cứu thị trường là một vấn đề lớn đặt ra cho ban quản trị, trong quy trình nghiên cứu thị trường việc xác định chi phí được đặt ra trong gia đoạn thiết kế dự án nghiên cứu chính thức. Chi phí cho hoạt động này bao gồm chi phí cho việc thuê đặt hàng cho công ty nghiên cứu thị trường nếu là đi thuê ngoài hoặc là chi phí cho nhân viên, nhà nghiên cứu thị trường và các khoản khác về quà tặng cho khách hàng… nếu là công ty tự tiến hành nghiên cứu. Nghiên cứu thị
trường sẽ không được tiến hành khi chi phí trang trải cho công việc này vượt ra ngoài định mức chi phí của công ty hoặc có thể ảnh hưởng đến khả năng tài chính phục vụ cho việc kinh doanh của công ty. Tuy nhiên cũng phải xác định rằng chi phí cho một cuộc nghiên cứu thị trường thường rất lớn hầu hết những công ty tiến hành hoạt động nghiên cứu thị trường đều là những công ty có khả năng tài chính mạnh mẽ và đó là những công ty lớn trên mọi thương trường. Ở Việt Nam một phần do năng lực marketing còn kém phần khác do chi phí cho một cuộc nghiên cứu thị trường rất lớn. Vì vậy thường thấy nổi bật ở các doanh nghiệp Việt Nam là hoạt động nghiên cứu thị trường rất ít khi diễn ra mà chủ yếu là các công ty nước ngoài hoặc các doanh nghiệp liên doanh một trong những lý do dẫn tới điều này là vì khả năng tài chính của các doanh nghiệp Việt Nam còn thấp.
4.2 Trình độ chuyên môn của đội ngũ nghiên cứu thị trường trường
Để tiến hành hoạt động nghiên cứu thị trường điều đầu tiên đòi hỏi là nhà quản trị cần có nghiệp vụ chuyên môn để có thể hiểu được mọi vấn đề của cuộc nghiên cứu mặt khác quan trọng hơn đó là trình độ chuyên môn của đội ngũ nghiên cứu thị trường. Công việc nghiên cứu này không thể được tiến hành bởi phòng tổ chức hay phòng kế toán cũng như các phòng nhân sự khác. hoạt động này phải được nghiên cứu trực tiếp của phòng marketing. Mỗi phòng ban đều có một nhiệm vụ chuyên môn riêng, vì vậy công tác nghiên cứu phải được tiến hành theo đúng thủ tục. Tuy nhiên điều quan tâm ở đây chính là trình độ chuyên môn của đội ngũ nghiên cứu. Một sinh viên marketing cũng có thể thiết kế được những bảng câu hỏi và cũng có thể tiến hành công việc phỏng vấn với những khách hàng hay công
chúng song vấn đề đặt ra ở đây chính là chất lượng của sản phẩm được thiết kế cho việc nghiên cứu. Trình độ chuyên môn ở đây được nói đến không những là chuyên ngành được đào tạo hay bằng cấp mà còn là kinh nghiệm, sự sáng tạo, nhạy bén và khả năng phán đoán của người nghiên cứu. Một cuộc nghiên cứu thị trường sẽ thành công khi có đội ngũ nghiên cứu lành nghề, năng động, nhiệt tình, sáng tạo và trung thực. Vấn đề chuyên môn là yếu tố có tác động trực tiếp đến sự thành công hay thất bại của công việc nghiên cứu thị trường.
4.3 Hiệu quả của một cuộc nghiên cứu thị trường
Bất kỳ một hoạt động nào cũng phải mang lại hiệu quả. Hiệu qủa của một cuộc nghiên cứu thị trường như đã nói chính là những lợi ích mà nó mang lại cho doanh nghiệp trong dài hạn cũng như ngắn hạn. Nhà quản trị sẽ đặt ra những tiêu chuẩn cho cuộc nghiên cứu căn cứ vào chiến lược kinh doanh của mình. Từ đó nhà nghiên cứu sẽ định hướng hoạt động nghiên cứu sát với những gì mà nhà quản trị đã đề ra. Như vậy giữa vấn đề nghiên cứu thị trường và vấn đề quản trị có liên quan chặt chẽ với nhau hiệu quả của cuộc nghiên cứu thị trường phụ thuộc rất lớn vào mối quan hệ này. Để xác định được hiệu quả của cuộc nghiên cứu điều đầu tiên mà nhà quản trị phải thực hiện là phát hiện chính xác những vấn đề về quản trị và sau đó sẽ tham khảo hay kiểm tra, thẩm định trước dự án của cuộc nghiên cưu thị trường để tìm ra tính khả thi của nó. Nhà quản trị sẽ không chấp nhận tiến hành hoạt động này khi thấy những lợi ích hay những kết quả mà kế hoạch đề ra của cuộc nghiên cứu không giải quyết được vấn đề nào đó về quản trị. Như vậy cũng có nghĩa là hiệu quả ở đây được quyết định bởi nhiều yếu tố và phụ thuộc vào nhiều mối
quan hệ. Vì vậy những yếu tố này cũng tác động gián tiếp đến cuộc nghiên cứu thị trường, nó quyết định cho việc có được tiến hành nghiên cứu hay không, tiến hành như thế nào hay nói tóm lại nó quyết định quy trình của cuộc nghiên cứu thị trường.
III. THỰC TẾ CHUNG CÔNG TÁC NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG Ở VIỆT NAM
Theo thống kê hiện nay ở Việt Nam có trên 4000 doanh nghiệp Nhà nước, hàng nghìn doanh nghiệp tư nhân, liên doanh và công ty nước ngoài lớn nhỏ khác. Một thực tế dễ nhận thấy ở các doanh nghiệp Việt Nam là những hoạt động marketing nói chung và công tác nghiên cứu thị trường nói riêng hiện này chưa phát triển. Lý do là vì nền kinh tế Việt Nam đang trong giai quá độ đi lên công nghiệp hóa. Nền nông nghiệp phát triển lâu đời đã làm cho tư duy kinh doanh phát triển chậm chưa mang tác phong công nghiệp, những tư duy mới về marketing chỉ mới bắt đầu phát triển. Không ít những doanh nghiệp của Việt Nam trên trường quốc tế bị đánh bật hay là mất quyền kinh doanh sản phẩm của chính mình. Hầu hết ở Việt Nam quan điểm và trình độ kinh doanh còn đang ở giai đoạn trước các nền kinh tế của phương tây hay Mỹ, Nhật một trăm năm tức là còn mang nặng quan điểm sản xuất và bán hàng. Mọi doanh nghiệp đều chú ý sản xuất thật nhiều và cố gắng đạt được hiệu quả nhờ việc đạt được lợi thế về quy mô, vì vậy một điều dễ thấy ở các doanh nghiệp Việt Nam là vấn đề về hàng tồn kho luôn làm đau đầu các doanh nghiệp. Tuy nhiên trong những năm gần đây với sự đổi mới về các chính sách kinh tế, pháp luật đã khuyến khích nhiều doanh nghiệp tiến hành liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp nước ngoài. Sự phát triển của các công ty nước ngoài đã tạo
ra một môi trường cạnh tranh mới thay đổi những tư duy mới trong kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam. Phần lớn các doanh nghiệp nước ngoài và các doanh nghiệp liên doanh khi xâm nhập vào thị trường Việt Nam điều đầu tiên mà họ tiến hành đó là công tác nghiên cứu thị trường, hoạt động này được các công ty nước ngoài và liên doanh rất quan tâm một mặt là do khả năng tài chính của những công ty này rất lớn mặt khác trình độ và năng lực marketing của họ rất phát triển. Điều này cũng không có nghĩa là có quá ít doanh nghiệp Việt Nam tiến hành công tác nghiên cứu thị trường. Những năm gần đây đã có rất nhiều doanh nghiệp của Việt Nam tiến hành hoạt động nghiên cứu thị trường song hầu hết những hoạt động này đều do các công ty tự tiến hành với đội ngũ nghiên cứu được thuê thêm từ các chuyên gia ở bên ngoài. Vì vậy chất lượng và hiệu quả của các cuộc nghiên cứu thường chưa cao. Các công ty tiến hành các hoạt động chuyên môn marketing như công ty quảng cáo hay công ty phân phối nói chung và những hoạt động nghiên cứu thị trường nói riêng còn rất ít. Không phải là không có những người đứng ra thành lập những công ty trên mà là nhu cầu về các hoạt động này ở Việt Nam còn rất thấp. Những công ty về nghiên cứu thị trường ở Việt Nam phần lớn là các công ty của nước ngoài du nhập vào. Trong mỗi giai đoạn mỗi lĩnh vực đều có bước phát triển thăng trầm của nó hoạt động nghiên cứu thị trường ở Việt Nam cũng vậy. Ngày nay với sự biến đổi không ngừng của nhu cầu thị trường, cạnh tranh diễn ra ngày càng mạnh mẽ để khẳng định sự tồn tại của mình trên thương trường trong điều kiện hội nhập kinh tế hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam sẽ không ngừng phải thay đổi tư duy trong kinh doanh bắt buộc họ phải có những quan điểm mới phù hợp hơn với cơ chế thị trường và
để dành chiến thắng trên thương trường quốc tế cũng như trong nước hoạt động nghiên cứu thị trường nói riêng và marketing nói chung sẽ phải được phát triển mạnh mẽ hơn không ngừng thay đổi để phù hợp với sự phát triển trên thương trường kinh doanh của mọi doanh nghiệp.
CHƯƠNG II
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG CỦA CÔNG TY DA GIẦY HÀ
NỘI