Hoàn thiện, cải thiện môi trường đầu tư:

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2007 – 2015 (Trang 61 - 62)

doanh nghiệp phát triển:

Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đã gia nhập WTO, thì áp lực cạnh tranh sẽ không giảm mà còn có thể gia tăng. Thật vậy, việc đầu tư ra nước ngoài của các nhà đầu tư mục đích chính là lợi nhuận. Vì vậy, nơi nào có điều kiện thuận lợi hơn, hấp dẫn hơn, chi phí đầu tư và kinh doanh thấp hơn, làm cho lợi nhuận qua đầu tư thu được cao hơn, sẽ thu hút FDI được nhiều hơn. Mặc dù môi trường đầu tư của chúng ta đã có bước cải thiện đáng kể, nhưng so với yêu cầu ngày càng cao của quá trình hội nhập, nhằm tăng khả năng cạnh tranh với các nước trong khu vực, nhất là Trung Quốc trong thu hút nguồn vốn FDI thì môi trường đầu tư của Việt Nam cần phải được tiếp tục cải thiện nhiều hơn nữa. Đây là vấn đề hết sức quan trọng và cần thiết, để thực hiện cần tập trung vào các vấn đề sau:

- Tiếp tục bảo đảm sự ổn định môi trường kinh tế vĩ mô, tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế hoạt động và phát triển

theo cơ chế thị trường; thu hẹp tối đa lĩnh vực độc quyền kinh doanh của Nhà nước; xoá bỏđặc quyền kinh doanh của doanh nghiệp. Tiếp tục tạo môi trường kinh doanh bình đẳng cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế; nhanh chóng thực hiện có hiệu quảđể xoá bỏ phân biệt đối xử, tạo sân chơi bình đẳng cho tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, nhằm giảm thiểu rủi ro do thay đổi chính sách, do bất ổn chính sách vĩ mô, do không đảm bảo quyền sở hữu, do tính thực thi hợp đồng kém,... triển khai thực hiện Luật cạnh tranh một cách đồng bộ và có hiệu quả, thực hiện chính sách cạnh tranh thay cho chính sách bảo hộ trước đây.

- Các nhà đầu tư nước ngoài thường đến các nước có nền kinh tế thị trường và thị trường các yếu tố sản xuất vận hành khá hiệu quả. Tức là, khả năng tiếp cận các nhân tố sản xuất là dễ dàng và có thể sử dụng linh hoạt xét về phạm vi giá cả, không gian và thời gian. Nếu thị trường này kém phát triển thì một yếu điểm lớn là sẽ đẩy chi phí sản xuất lên cao và giảm cơ hội tận dụng thời cơ trong kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, cần nhanh chóng hoàn thiện thị trường các yếu tố sản xuất như: thị trường lao động, thị trường công nghệ, thị trường bất động sản, thị

trường vốn. Việc tạo môi trường cho chuyển giao công nghệ và tạo sựổn định cho kinh doanh lâu dài của các nhà đầu tư nước ngoài cũng là mục tiêu của cải thiện môi trường đầu tư.

- Thực hiện nhanh hơn công tác cải cách hành chính theo hướng công khai, minh bạch chuyển từ tư duy mệnh lệnh hành chính sang tư duy hỗ trợ, phục vụ cho hoạt động của các doanh nghiệp nhằm tăng cường thu hút đầu tư, phát triển KT – XH. Thực hiện tích cực các giải pháp nhằm đơn giản hoá các thủ tục hành chính, khắc phục tình trạng hình sự hoá trong xử lý các vi phạm kinh tế. Đồng thời cần đẩy mạnh công tác sắp xếp lại tổ chức bộ máy hành chính Nhà nước từ trung ương đến

địa phương theo hướng gọn nhẹ và hoạt động hiệu quả.

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2007 – 2015 (Trang 61 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)