Trong công tác quy hoạch, phát triển cơ sở hạt ầng:

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2007 – 2015 (Trang 65 - 68)

- Sau khi Việt Nam chính thức gia nhập WTO, vị thế và xu hướng quan hệ

hợp tác kinh tế của nước ta với các nước trong khu vực và trên thế giới đã thay đổi theo chiều hướng thuận lợi hơn. Trong bối cảnh chung, để đảm bảo cho công tác dự

báo, định hướng phát triển sát hợp với tình hình thực tế hiện nay, từ đó đưa ra các giải pháp thực hiện có tính khả thi, cần khẩn trương rà soát để điều chỉnh lại Quy hoạch tổng thể định hướng phát triển KT - XH của tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020 theo tinh thần đột phá, tăng tốc nhằm khai thác triệt để, có hiệu qủa nhất các lợi thế,

tiềm năng, thế mạnh và hạn chế những khó khăn bất lợi của địa phương phục vụ

mục tiêu tăng trưởng, phát triển.

Trên cơ sở định hướng phát triển KT - XH, tiến hành rà soát, điều chỉnh lại quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, các quy hoạch chuyên ngành khác để đánh giá đúng thực trạng, đưa ra giải pháp phù hợp với tình hình thực tế của yêu cầu phát triển nhằm khai thác tốt quỹ đất, ưu tiên kêu gọi đầu tư, nhất là các nhà đầu tư

nước ngoài. Khi đã có quy hoạch, cần tổ chức công khai cho mọi cá nhân, tổ chức biết để thực hiện. Bên cạnh đó cũng cần quan tâm một vấn đề rất quan trọng trong tổ chức quản lý, giám sát quá trình thực hiện đảm bảo công bằng, dân chủ, công khai, minh bạch.

- Về đầu tư cơ sở hạ tầng: cơ sở hạ tầng đảm bảo cho đầu tư phát triển là vấn đề rất quan trọng, nó giúp cho sự vận hành liên tục, thông suốt các của cải vật chất, luồng thông tin và dịch vụ. Sự phát triển cơ sở hạ tầng và dịch vụ sẽ tạo điều kiện thuận lợi và giảm những chi phí phát sinh cho hoạt động đầu tư. Có thể nói, cơ

sở hạ tầng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng thời gian qua đã được quan tâm đầu tư cải thiện đáng kể, nhưng chưa đáp ứng được theo yêu cầu trong tình hình mới hiện nay, vẫn còn kém phát triển cần được tiếp tục đầu tư phát triển, hoàn thiện. Vì vậy, cần

đánh giá đúng thực trạng cơ sở hạ tầng hiện nay, từđó xác định cụ thể nhu cầu đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ cho mục tiêu thu hút đầu tư, phát triển kinh tế. Đưa ra kế

hoạch đầu tư cơ sở hạ tầng hợp lý, đảm bảo hiệu quả trong sử dụng, đầu tưđến đâu là khai thác, sử dụng thu hút vốn đến đó. Từ thực tế trong công tác đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật tại Lâm Đồng thời gian qua cho thấy, việc phát triển cơ sở

hạ tầng một cách đồng bộ, hợp ký và hiện đại sẽ là điều kiện thu hút có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư.

Có thể thấy rằng, để thúc đẩy nhanh quá trình phát triển KT – XH, điều quan trọng nhất hiện nay đối với tỉnh Lâm Đồng là phải nhanh chóng cải thiện tình hình giao thông với khu vực các tỉnh phía Nam và thành phố Hồ Chí Minh, nhằm thu ngắn “khoảng cách thời gian” từ Lâm Đồng với thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh trong khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam. Uỷ ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng cần sớm đề nghị Chính phủ xem xét cho triển khai đầu tư tuyến đường cao tốc Dầu

Giây - Đà Lạt, có như thế mới có thể giúp giảm chi phí vận chuyển hàng hoá, tăng cường giao lưu kinh tế và hỗ trợ tích cực cho ngành du lịch và nền kinh tế Lâm

Đồng phát triển.

3.2.2.2.2. Xây dựng chiến lược, cơ cấu FDI hợp lý, hiệu quả:

Để đảm bảo cho quá trình vận động kêu gọi thu hút nguồn vốn FDI hiệu quả, Lâm Đồng cần xây dựng cho mình một chiến lược đầu tư, thu hút vốn đầu tư từ

các thành phần kinh tế trong nước, nước ngoài một cách có chọn lọc, có định hướng

đầu tư, phân vùng, ngành nghề thật cụ thể nhằm đảm bảo tính hiệu quả, bền vững lâu dài cho sự phát triển của nền kinh tế. Trên cơ sở đó, xây dựng một cơ cấu đầu tư

nước ngoài phù hợp điều kiện thực tế và yêu cầu đặt ra của địa phương để chủđộng vận động, kêu gọi thu hút đầu tư từ khu vực này. Cơ cấu đầu tư nước ngoài cần

được xây dựng hợp lý trên các mặt như cơ cấu nguồn vốn, cơ cấu hình thức đầu tư, cơ cấu địa bàn đầu tư, cơ cấu quốc gia và vùng lãnh thổđầu tư, cụ thể:

- Cần đa dạng hoá các nguồn vốn và phương thức huy động để tránh sự

phụ thuộc về kinh tế cũng như các rủi ro. Vì mỗi nguồn vốn đều có những ưu và nhược điểm riêng. Hiện nay, tỉnh Lâm Đồng các dự án FDI của Đài Loan, Singapore, Hồng Công, Ma Cao chiếm tỷ trọng vốn đầu tư rất cao. Sắp tới, bên cạnh việc tiếp tục vận động kêu gọi đầu tư từ các quốc gia, vùng lãnh thổ này, cần

đẩy mạnh thu hút vốn từ các nhà đầu tư của nhiều quốc gia khác như Nhật Bản, Úc, các nước khu vực Đông Nam Á, khu vực Bắc Mỹ và Tây Âu.

- Thực tế thu hút FDI thời gian qua tại Lâm Đồng cho thấy các dự án đầu tư đa số là quy mô nhỏ, của các nhà đầu tư nhỏ lẻ và cũng chỉ đầu tư các lĩnh vực nông lâm nghiệp, công nghiệp nhẹ là chủ yếu. Vì vậy, trong thời gian tới cần chú trọng nhiều hơn việc thu hút các nhà đầu tư có tiềm lực về tài chính, công nghệ hiện

đại từ các tập đoàn kinh tế lớn, công ty đa quốc gia đầu tư vào các dự án lớn thuộc lĩnh vực kinh tế có tính chất chủ lực của tỉnh, ưu tiên gọi vốn đầu tư vào các ngành như du lịch, công nghiệp khai thác chế biến khoáng sản, thuỷ điện. Có như thế mới tạo ra tố chất mới, tạo bước đột phá, cú hích, làm đòn bẩy cho kinh tế Lâm Đồng tăng tốc phát triển nhanh hơn. Để thực hiện được điều này, Lâm Đồng cần phải chuẩn bị đầy đủ các điều kiện để kêu gọi thu hút đầu tư trên tinh thần chủ động,

như: xây dựng danh mục dự án kêu gọi đầu tư, xác định rõ nội dung đầu tư, sản phẩm, nguồn vốn đầu tư (trong nước, nước ngoài),.... và điều quan trọng nữa là phải chuẩn bị đầy đủ các yếu tố về đất đai (mặt bằng cho dự án), tiêu chí về xây dựng,

điều kiện cơ sở hạ tầng thuận lợi cho dự án hoạt động,.... để “chào hàng” cụ thể mời gọi thu hút đầu tư, khi có nhà đầu tư là có thể đồng ý tiếp nhận và cho triển khai thực hiện được ngay.

- Bên cạnh đó cũng cần quy hoạch và phân bố thu hút FDI giữa các địa phương trong tỉnh. Theo hướng là tiếp tục đẩy mạnh thu hút đầu tư vào các địa phương như thành phố Đà Lạt, thị xã Bảo Lộc, huyện Đức Trọng, Lạc Dương, Đơn Dương, Bảo Lâm,... để phát huy vai trò vùng động lực tạo điều kiện liên kết phát triển các địa phương còn lại trong tỉnh trên cơ sở phát huy thế mạnh của các địa phương này vềđất đai, khí hậu, nguyện liệu, lao động và các nguồn lực khác. Đồng thời, cần có kế hoạch đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng ở những vùng còn khó khăn chưa thu hút được nguồn vốn FDI, nhằm tạo cơ cấu hợp lý vềđịa bàn đầu tư và khai thác triệt để các lợi thế của từng khu vực.

Trong quá trình thu hút đầu tư thì việc quản lý, giám sát triển khai thực hiện, cần gắn kết chặt chẽ các dự án đầu tư riêng rẽ của từng ngành nghề trong một quy hoạch tổng thể, đảm bảo sựđồng bộ và tận dụng, khai thác tối đa những lợi thế

sẵn có. Các dự án khi triển khai phải có kế hoạch cụ thể, phải được theo dõi thường xuyên để đôn đốc các chủđầu tư triển khai theo đúng tiến độ đăng ký, cũng như có biện pháp kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện dự án của các nhà đầu tư nhằm sớm đưa dự án vào hoạt động, phát huy hiệu quả, làm đòn bẩy (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

để tiếp tục kêu gọi, thu hút đầu tư các dự án khác.

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2007 – 2015 (Trang 65 - 68)