Đổi mới công tác xúc tiến, tiếp thị đầu tư:

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2007 – 2015 (Trang 68 - 70)

Vấn đề đổi mới và nâng cao khả năng xúc tiến, tiếp thị vận động thu hút

đầu tư là một trong nhiều giải pháp để làm tăng khả năng thu hút đầu tư qua việc tạo sự yên tâm cho các đối tác đầu tư. Trước hết, là chăm lo và hỗ trợ tối đa, tạo mọi

điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư hiện đã đầu tư vào Lâm Đồng. Hỗ trợ, giúp

đỡ họ giải quyết các khó khăn, vướng mắc, ổn định và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh. Làm cho họ cảm nhận được là chúng ta thực sựđem đến cho họ những

điều kiện tốt nhất, đáp ứng mọi điều kiện nhanh nhất và ưu đãi nhất. Có như vậy, thông qua các nhà đầu tư này, hình thành một kênh tiếp thị, xúc tiến đầu tư uy tín và hiệu quả. Đây chính là phương pháp ít tốn kém nhưng mang lại hiệu quả.

Trong thời gian qua, cùng với xu thế chung của cả nước, Lâm Đồng đã quan tâm chú trọng đến công tác xúc tiến kêu gọi đầu tư. Nhiều hình thức xúc tiến

đầu tưđược áp dụng như tổ chức các hội nghị xúc tiến đầu tư tại địa phương và tại các trung tâm kinh tế lớn của cả nước như thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội. Với việc tỉnh tổ chức Festival Hoa Đà Lạt theo định kỳ 2 năm một lần, cũng là dịp để

mở rộng giao lưu kinh tế, tuyên truyền quảng bá tiềm năng, lợi thế của tỉnh để thu hút đầu tư. Tuy nhiên, để tăng cường hiệu quả công tác này trong thời gian tới, cần tiếp tục đổi mới công tác xúc tiến, tiếp thị, vận động thu hút đầu tư theo hướng:

- Để phù hợp với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước. Cần phải

đổi mới tư duy trong cách tiếp cận, thu hút, mời gọi đầu tư theo hướng chuyển từ tư

duy hạn hẹp, địa phương, quốc gia sang tư duy toàn cầu; bộ máy hành chính nhà Nước ở địa phương phải chuyển từ tư duy mệnh lệnh hành chính sang tư duy hỗ trợ

phục vụ cho hoạt động của doanh nghiệp.

- Sớm kiện toàn và tổ chức lại mô hình, bộ máy hoạt động làm công tác xúc tiến, tiếp thị vận động thu hút đầu tư của tỉnh theo hướng giảm tầng nất trung gian, tăng cường đội ngũ cán bộđủ mạnh về chuyên môn, nghiệp vụ nhằm đảm bảo hoạt động hiệu quả hơn. Cụ thể là chuyển Trung tâm xúc tiến du lịch – thương mại – đầu tư Lâm Đồng hiện đang trực thuộc Sở Du lịch thương mại về trực thuộc Uỷ

ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng và tăng cường đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn cho trung tâm này.

- Xây dựng chương trình, kế hoạch xúc tiến đầu tư một cách khoa học, bài bản mang tính định hướng lâu dài, có trọng tâm, trọng điểm trong từng thời kỳ cụ

thể về dự án, ngành nghề, địa bàn thu hút đầu tư và đối tượng nhà đầu tư, v.v... - Tranh thủ các chương trình xúc tiến đầu tư của các bộ, ngành trung ương

để kết hợp tham gia đưa nội dung xúc tiến, tiếp thị, mời gọi đầu tư cho địa phương mình vào các chương trình này. Nhất là các cơ quan như Bộ Kế hoạch và đầu tư, Phòng Công nghiệp – Thương mại Việt Nam, v.v...

- Chủ động liên kết với các tỉnh, thành phố lớn như thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đồng Nai để nhờ hỗ trợ mời gọi đầu tư từ các công ty, tập đoàn kinh tế lớn nước ngoài đầu tưđã vào các địa phương này.

- Ban hành chính sách khen thưởng, tôn vinh đối với các tổ chức, cá nhân có công trong vận động thu hút đầu tư vào Lâm Đồng.

- Có kế hoạch để triển khai tiếp cận đầu tư thông qua các Đại sứ, Lãnh sự

Việt Nam ở nước ngoài để thu hút, mời gọi đầu tư nước ngoài.

Bên cạnh đó, cũng cần tăng cường hơn nữa công tác xúc tiến, vận động thu hút FDI thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, các trang thông tin điện tử

trên mạng, các tổ chức tư vấn,... để thiết lập kênh tiếp thị, kêu gọi đầu tư.

Nói chung, công tác xúc tiến, tiếp thị, vận động thu hút đầu tư, nhất là thu hút FDI phải được thực hiện hết sức đa dạng, thường xuyên liên tục, bằng nhiều phương pháp và không chỉ là trách nhiệm của riêng cơ quan chuyên môn về lĩnh vực này mà cần được xã hội hóa để mọi tổ chức, cá nhân cùng tham gia.

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2007 – 2015 (Trang 68 - 70)