Nâng cao năng lực, trình độ cho cán bộ thanh toán quốc tế

Một phần của tài liệu Hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam (Trang 59 - 62)

ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI VIETINBANK

3.2.3 Nâng cao năng lực, trình độ cho cán bộ thanh toán quốc tế

Nguồn nhân lực là yếu tố nội lực quan trọng, quyết định sự phát triển của ngân hàng. Trong hoạt động TTQT, tính chính xác, an toàn, nhanh chóng của dịch vụ này phụ thuộc rất nhiều vào các chủ thể tham gia trong chu trình thanh toán. Về phía ngân hàng thì trình độ nghiệp vụ của các thanh toán viên là một trong những vấn đề quyết định đảm bảo cho việc thanh toán có hiệu quả, phục vụ khách hàng một cách tốt nhánh, để tăng khả năng cạnh tranh, nó phản ánh trực tiếp chất lượng dịch vụ mà ngân hàng cung cấp, từ đó quyết định đến sự thành công của ngân hàng. Do đó, nâng

cao chất lượng nguồn nhân lực một cách thường xuyên là một việc làm hết sức cần thiết. Trong thời gian tới, VietinBank nên tập trung vào một số biện pháp sau:

- Đào tạo bồi dưỡng, cập nhật kiến thức theo cơ chế thị trường cho nguồn cán bộ TTQT hiện có nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng phức tạp và chịu áp lực cạnh tranh ngày càng lớn của môi trường kinh doanh. Sở giao dịch III tiến hành đào tạo, hội thảo liên quan đến TTQT và tài trợ thương mại hướng dẫn cho các chi nhánh thường xuyên hơn nữa để các cán bộ nghiệp vụ chi nhánh có thể nắm bắt và xử lý nghiệp vụ tốt hơn nữa.

- Từng bước hoạch định, tiêu chuẩn hoá và rà soát sắp xếp lại cán bộ làm công tác TTQT, đảm bảo từ cán bộ quản lý đến cán bộ chuyên môn nghiệp vụ phải có đủ các tiêu chuẩn bằng cấp và trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, vận hành và sử dụng thành thạo máy vi tính, được đào tạo, bồi dưỡng các nghiệp vụ về xuất nhập khẩu, TTQT và luật quốc tế.

- Truyền bá rộng rãi nhận thức về văn hoá kinh doanh, văn hoá doanh nghiệp; nhận diện, định hình và tôn vinh các giá trị văn hóa doanh nghiệp đặc trưng làm nền tảng tư tưởng và nền tảng tinh thần của văn hoá kinh doanh Việt Nam nói chung và từng doanh nghiệp nói riêng nhằm tạo nên bản sắc văn hoá kinh doanh hiệp hội, đối phó hiệu quả với sự xâm thực của các lực lượng cạnh tranh quốc tế.

- Phải thường xuyên kiểm tra, đánh giá trình độ cán bộ để thực hiện đào tạo và đào tạo lại nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực cho cán bộ làm công tác TTQT. Tổ chức các lớp học ngắn hạn đào tạo chuyên sâu về TTQT, mời các chuyên gia nước ngoài về TTQT giảng dạy để cán bộ và nhân viên ngân hàng trong các bộ phận có liên quan đến TTQT có điều kiện trau dồi về nghiệp vụ TTQT. Song song với việc đào tạo kiến thức và kỹ năng cơ bản, cần quan tâm thích đáng tới việc đào tạo trình độ ngoại ngữ (đặc biệt tiếng Anh) để mở rộng hoạt động hơn nữa hoạt động TTQT khi nền kinh tế đã thẩm thấu sâu vào kinh tế thế giới, cũng như tăng cường

khả năng quan hệ giao dịch với các ngân hàng nước ngoài ở Việt Nam và các nước khác trên thế giới.

- Một yếu tố cũng cần sự quan tâm của ngân hàng là phải làm sao khuyến khích được người lao động hăng say làm việc, có tinh thần phấn đấu và trung thành. Các nhà quản lý phải thường xuyên sử dụng công cụ, phương tiện, cơ chế kích thích kinh tế và tâm lý xã hội để tạo động lực thúc đẩy người lao động như các chính sách tiền lương, tiền thưởng, chế độ nghỉ phép, nghỉ ốm… phải được xây dựng trên cơ sở cân bằng giữa lợi ích của người lao động và ngân hàng. Ngoài ra yếu tố tâm sinh lý cần được quan tâm thích đáng, phải tạo được bầu không khí thân thiện, thoải mái, gần gũi, tin tưởng hợp tác làm giảm mức độ căng thẳng, mệt mỏi cho cán bộ nhân viên ngân hàng tại nơi làm việc, Như vậy họ mới cảm thấy được tôn trọng, tin tưởng, được đối xử bình đẳng và tạo cơ hội phát huy tài năng. Bên cạnh đó, VietinBank cũng cần có chế độ khen thưởng kịp thời đối với những cán bộ giỏi về chuyên môn, hoàn thành suất sắc công được giao, có nhiều sáng tạo trong công việc; Và có chế độ kỷ luật với những cán bộ không hoàn thành công việc được giao, ảnh hưởng đến uy tín của ngân hàng. - Trong tương lai xa hơn, việc đào tạo phải được thực hiện theo phương

pháp “vết dầu loang” – đào tạo ra đội ngũ để đào tạo những người khác (đào tạo tiểu giáo viên), gắn việc đào tạo lý thuyết với thực hành nghề nghiệp tại chỗ nhằm nâng cao hiệu quả của công tác đào tạo. Phải coi việc đào tạo và tự đào tạo cán bộ tân tuyển dụng là quy chế bắt buộc, là nội dung của văn hoá tổ chức nhằm không ngừng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại chỗ phục vụ cho việc triển khai mạng lưới bán lẻ một cách hiệu quả. Bên cạnh đó, cần đa dạng hóa phương thức đào tạo, quan tâm thích đáng đến hình thức đào tạo trực tuyến, đào tạo từ xa nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của người học về kiến thức, về không gian và thời gian. Về lâu dài, nên từng bước xây dựng các bộ tiêu chuẩn nghề nghiệp ứng với mỗi chức danh, vị trí công tác làm cơ sở cho việc hướng đến việc tiêu

chuẩn hóa cán bộ theo các cấp độ đào tạo khác nhau. Đây là thông lệ phổ biến của các ngân hàng thương mại trên thế giới nhưng lại chưa có tiền lệ ở Việt Nam.

Một phần của tài liệu Hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w