2. Thực trạng xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam trong quá trình thực hiện lộ
2.2. Chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu theo hướng nâng cao tỷ trọng các mặt
mặt hàng chế biến.
- Chuyển hoàn toàn và chuyển mạnh sang hàng chế biến sâu, giảm tới mức tối đa hàng nguyên liệu, và giảm tới mức thấp các hàng sơ chế, nghĩa là chuyển hẳn từ xuất khẩu tài nguyên thiên nhiên sang xuất khẩu giá trị thăngj dư. Phải mở ra các mặt hàng hoàn toàn mới. Một mặt, chuyển từ xuất khẩu sản phẩm thô sang xuất khẩu hàng chế biến đối với những mặt hàng đã có. Mặt khác, cần mở ra các mặt hàng hiện nay chưa có, nhưng có tiềm năng và triển vọng, phù hợp với xu hướng quốc tế. Đó là các mặt hàng: sản phẩm kỹ thuật điện, sản phẩm điện tử, máy công nghiệp, dịch vụ.
- Đầu tư chế biến: Khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng các loại giống cao sản trong nuôi trồng và công nghệ chế biến rau quả thực phẩm, nông sản, hải sản... đáp ứng đúng nhu cầu và thị hiếu của thị trường được hưởng ưu đãi miễn giảm các loại thuế như thế xuất khẩu, thuế lợi tức.
Nguyên tắc để hưởng ưu đãi là chế biến càng sâu, tăng giá trị càng cao thì mức ưu đãi trong chính sách càng lớn. Ngoài ra, còn được hưởng ưu đãi về miến thuế nhập khẩu máy móc, thiết bị, phụ tùng như quy định của luật khuyến khích đầu tư trong nước.
- Đầu tư cho sản xuất các nguyên phụ liệu (kể cả thiết bị phụ tùng để sản xuất hàng xuất khẩu).
Trường hợp này nhằm tạo nên sự đồng bộ trong sản xuất, chế biến hàng xuất khẩu, làm tăng tỷ trongj chế biến của mặt hàng. Do đó nên có những ưu đãi về miễn giảm thuế nhập khẩu, thuế lợi tức.
độ khác nhau. Có loại cần phải áp dụng mức độ quản lý tuyệt đối như cấm xuất khẩu đã áp dụng đối với gỗ tròn, gỗ xẻ, song mây nguyên liệu, hạt điều thô.
- Khuyến khích các hình thức đầu tư, liên doanh, liên kết với nước ngoài để sản xuất và chế biến hàng xuất khẩu. Thông qua hình thức này, Việt Nam có thể tiếp cận được công nghệ sản xuất mới và các loại máy móc thiết bị tương đối hiện đại mà trong nước không có. Từ đó sẽ nâng cao chất lượng và hàm lượng chế biến của sản phẩm.