1. Quá trình thực hiện cam kết của Việt Nam với AFTA-CEP T
1.5. Trong lĩnh vực hải quan
Việt Nam cũng đã hợp tác và đang đàm phán với các nước ASEAN trên một loạt các vấn đề như : điều hoà thống nhất danh mục biểu thuế quan, điều hoà thống nhất trị giá hải quan, điều hoà thống nhất quy trình thủ tục hải quan, lập luồng xanh để thông qua nhanh cho các sản phẩm của CEPT, đặc biệt là tiến lới hiệp định hải quan ASEAN sẽ ký kết.
* Thống nhất biểu thuế quan
Việt Nam có nghĩa vụ xem xét lại hệ thống phân loại thuế quan của mình sao cho phù hợp với quy định của hiệp định hợp tác hải quan. Theo đó các nước thành viên khối ASEAN sẽ sử dụng biểu thuế quan theo hệ thống điều hoà của hội đồng hợp tác hải quan hệ 8 chữ số. Biểu thuế quan điều hoà ASEAN (AHTN) được hy vọng sẽ có khoảng 6400 nhóm mặt hàng khi ASEAN hoàn thành.
Việc thống nhất Danh mục phân loại hàng hoá xuất nhập khẩu năm 1992 của Việt Nam (hệ 6 chữ số) với biểu 8 chữ số được bắt đầu từ năm 1995 và được thực hiện vào năm 1996 (như một phần của quá trình chuẩn bị để trở thành thành viên ASEAN, tham gia ASEAN. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều khác biệt lớn giữa hệ thống phân loại thuế hiện nay của Việt Nam và biểu thuế quan điều hoà HS 8 chữ số. Điều này là do việc phân loại một số mặt hàng của Việt Nam dựa trên việc sử dụng chứ không phải kiểu mặt hàng. Trong những trường hợp này, cần có những ghi chú, giải thích đi kèm các mã số hải quan và những vấn đề của việc giải thích đã dẫn tới các thủ tục hành chính rườm rà và mâu thuẫn nhau.
Theo các quan chức Chính phủ cho biết thì Việt Nam hiện đang làm việc trên cơ sở phân loại thuế quan được sưả đổi phù hợp với AHTN và dự định sẽ sớm đưa vào áp dụng.
* Thống nhất hệ số tính giá hải quan.
Việc tính giá hải quan (nghĩa là cách định giá trị hàng nhập khẩu của nước nhập) có 3 mục đích chính: Tính thuế nhập khẩu, thu nhập số liệu thống kê và quy định hạn ngạch, giấy phép nhập khẩu. Do vậy, để thực hiện được cải cách thuế quan trong khuôn khổ AFTA các quốc gia cần thống nhất hệ thống tính giá hải quan. Hiện nay có 3 phương pháp tính giá hải quan được các nước ASEAN áp dụng: gồm chính sách giá theo giá các giao dịch GATT (GATT Transactions Value - GTV) ,theo quy định giá Brussels (BDV), theo giá tiêu dùng trong nước (HCV).
Các quốc giá ASEAN đã đồng ý thực hiện việc định giá theo GVT vào năm 1997 và Việt Nam năm 2000.
một số nhóm hàng nhất định hệ thống giá tham khảo là giá tối thiểu sử dụng để tính trị giá thuế. Việc chuyển sang hệ thống GTV là rất khó khăn đối với Việt Nam vì sự tồn tại các hoạt động gian lận thương mại quốc tế. Tuy nhiên, nhận thức được tầm quan trọng của việc thống nhất cách tính giá hải quan, Việt Nam đã xây dựng kế hoạch áp dụng GTV. Hiện nay, Tổng cục Hải quan cũng đang trong quá trình nghiên cứu và đào tạo các nhân viên của mình về Hiệp định định giá GATT (GVT)
* Thống nhất thủ tục hải quan
Các quốc gia ASEAN gồm cả Việt Nam đã đồng ý áp dụng mẫu tờ khai hàng hoá ASEAN chung và bộ thủ tục hải quan chung dựa trên các tập quán quốc tế tốt nhất.
ở nước ta do sự thiếu đồng nhất và việc sử dụng bảng giá tham khảo trong định giá hải quan đã làm cho việc thống nhất các thủ tục hải quan trở nên rất khó khăn. Việt Nam vẫn chưa áp dụng tờ khai hải quan chung ASEAN vì thiếu hệ thống mã số hoàn chỉnh trên toàn quốc và hệ thống quản lý thiếu hoàn thiện. Do vậy, để áp dụng mẫu này, Việt Nam đã và đang cải thiện hệ thống đánh mã số, đào tạo cán bộ hải quan và hệ thống mới và cải thiện hoạt động quản lý.
* Tham gia xây dựng hệ thống luồng xanh hải quan
Việt Nam bắt đầu tham gia hệ thống luồng xanh hải quan vào ngày 01/01/1996 như các quốc gia ASEAN khác. Mục tiêu hiện nay của Việt Nam là xem xét và rà soát lại việc thực hiện để tìm những cách thức cải thiện hệ thống. Theo nguồn tin Chính phủ, trong năm 1996 chỉ có 100 giấy chứng nhận xuất xứ được ban hành để tham gia hệ thống này. Nguyên nhân chủ yếu là do khoản lợi chênh lệch giữa thuế suất thông thường và thuế suất CEPT rất nhỏ (ở Việt Nam hiện nay hai thuế suất này hầu như bằng nhau), không đủ để khuyến khích các nhà xuất nhập khẩu tham gia hệ thống này.
* Thống nhất các tiêu chuẩn kỹ thuật
Bộ khoa học công nghệ và môi trường chịu trách nhiệm quản lý các tiêu chuẩn đo lượng và quản lý chất lượng. Cho đến nay, Việt Nam đã ban hành hơn 5000 tiêu chuẩn hiệu quả. Việt Nam cũng đã thống nhất các biện pháp kỹ thuật và áp dụng các chứng nhận tiêu chuẩn theo hướng và các tiêu chuẩn của tổ chức tiêu chuẩn thế giới (ISO). Việt Nam cũng đang trong tiến trình áp dụng những
hướng dẫn của Uỷ ban cố vấn ASEAN về tiêu chuẩn và chất lượng (ACCSQ). Các điều luật quy định về tiêu chuẩn vệ sinh của Việt Nam đã được ban hành từ năm 1993.
* Phụ phí hải quan
Các nước ASEAN quyết định các quốc gia thành viên ASEAN phải có lịch trình xoá bỏ các phụ phí hải quan vào cuối năm 1996. Việt Nam có 2 nhóm hàng phải chịu phụ phí hải quan là thép xây dựng nhập khẩu và hạt điều nhập khẩu. Theo các quan chức Chính phủ, phụ phí này sẽ được loại bỏ trong tương lai.
2. Thực trạng xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam trong quá trình thực hiện lộ trình AFTA-CEPT .