5. Đại học trở lên 10,
2.2.1.3. Mở rộng hợp tác quốc tế trong phòng, chống tác hại của thuốc lá
• Đẩy mạnh trao đổi kinh nghiệm với các nước trên thế giới, trước hết là các nước trong khu vực trong việc xây dựng và thực hiện các chính sách,
chiến lược nhằm làm giảm nhu cầu sử dụng và giảm mức cung cấp các sản phẩm thuốc lá.
• Tranh thủ sự hỗ trợ về chuyên môn, kỹ thuật và tài chính của các nhà tài trợ song phương, đa phương của các nước và các tổ chức phi Chính phủ cho chính sách quốc gia phòng, chống tác hại của thuốc lá.
• Với tất cả những quy định trên nó là một rào cản rất lớn với các Doanh nghiệp trong ngành kinh doanh thuốc lá nói chung và với Công ty Thương Mại Thuốc Lá nói riêng. Các chính sách này kìm hãm sự phát triển của ngành thuốc lá nhằm để bảo vệ sức khoẻ cho người dân và hướng tới một nền công nghiệp thuốc lá ít độc hại hơn đối với môi trường và người tiêu dùng.
2.2.2. Công nghệ.
Ngành công nghiệp sản xuất thuốc lá của Việt Nam trước năm 1975 là sự ra đời của 2 hãng thuốc lá MIC (1929) và J.Bastos (1936) ở Sài Gòn sử dụng công nghệ của Anh và Tây Đức (cũ). Còn ở miền Bắc trước năm 1954 không có công nghiệp thuốc lá, năm 1956 Nhà máy Thuốc lá Thăng Long được xây dựng tại Thủ đô Hà Nội sử dụng công nghệ và thiết bị của Trung Quốc, Đông Đức, Tiệp Khắc (cũ). Đây là nhà máy khai sinh của ngành công nghiệp thuốc lá XHCN Việt Nam.
Sau khi hoà bình lập lại máy móc, thiết bị, công nghệ của các nhà máy thuốc lá đã cũ và lạc hậu, không đồng đều, công nghệ chắp vá. Trước tình hình đó và chủ chương công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngành công nghiệp nói chung và công nghiệp thuốc lá nói riêng của đại hội lần thứ VIII của Đảng. Ngành công nghiệp thuốc lá Việt Nam từng bước hiện đại hóa thiết bị máy móc, công
các nhà máy, tự thiết kế chế tạo một số máy phụ trợ... đồng thời đầu tư có trọng điểm vào những khâu cần thiết. Chính vì vậy mà hiện nay công nghiệp thuốc lá của Việt Nam được đánh giá là có công nghệ không lạc hậu so với trình độ phát triển của ngành sản xuất thuốc lá trong khu vực, năng lực đồng bộ với các thiết bị hiện có trong dây chuyền, không quá cao so với khả năng và trình độ công nghệ và tay nghề, đảm bảo các yêu cầu về môi trường, các thiết bị chuyên ngành do các hãng sản xuất có kinh nghiệm và uy tín ở các nước công nghiệp phát triển cung cấp.
Đến nay nước ta có 17 nhà máy sản xuất thuốc lá với năng lực sản xuất khoảng 100 tỷ điếu/năm và xếp thứ 16 thế giới về sản lượng sản xuất (năm 2003). Tuy nhiên hiện nay việc đầu tư tăng công xuất bị cấm, việc đổi mới, thay thế thiết bị gặp nhiều khó khăn do phải xin phép Bộ Công Nghiệp nên việc nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành sản xuất và hiện đại hóa máy móc thiết bị còn hạn chế và rất khó thực hiện.