Tình hình nhân lực và tài chính phục vụ cho nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trong nớc.

Một phần của tài liệu Các giải pháp lựa chọn công nghệ thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động chuyển giao công nghệ nước ngoài Việt Nam (Trang 42 - 44)

I. thực trạng công nghệ và hoạt động chuyển giao công nghệ tại Việt Nam.

4. Ngành công nghiệp thép và luyện kim

1.4. Tình hình nhân lực và tài chính phục vụ cho nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trong nớc.

và phát triển công nghệ trong nớc.

1.4.1.Về nhân lực

Về đội ngũ nhân lực cho khoa học và công nghệ không phải là ít song ch- a mạnh, lại có những nhợc điểm cơ bản. Theo thống kê hiện nayViệt Nam có 800.000 cán bộ có trình độ đại học, gần 9.000 tiến sỹ, gần 3.000 giáo s, phó giáo s. Riêng trong các cơ quan nghiên cứu và triển khai có hơn 45.000 cán bộ khoa học công nghệ của hơn 300 viện nghiên cứu, 30.000 nhà khoa học vừa nghiên cứu vừa giảng dạy trong 105 trờng đại học, cao đẳng, có 12 trờng và viện đào tạo cao học, 74 viện và trờng đào tạo nghiên cứu sinh[17]. Chất lợng đào tạo cán bộ khoa học công nghệ còn thấp, cha đợc cập nhật tri thức hiện đại của thế giới, bị hổng nhiều về hiểu biết công nghệ, quản trị kinh doanh, tiếp thị, ngoại ngữ, thiếu cán bộ đầu đàn có khả năng tổ chức thực hiện những chơng trình nghiên cứu có tính đột phá cao. Lực lợng chuyên gia giỏi ở các ngành rất mỏng, phần đông chỉ nắm lý thuyết thiếu kinh nghiệm thực tế .

Trong các cơ quan nghiên cứu và triển khai số lợng cán bộ nghiên cứu bậc cao còn quá thấp, số tiến sĩ khoa học mới chiếm 0,4%, số phó tiến sĩ (tiến sĩ chuyên ngành khoa học) mới có 5,1%. Mục đích đào tạo trên đại học là phục vụ cho công tác nghiên cứu và triển khai nhng hiện nay lực lợng đó trong khu vực nghiên cứu và triển khai chỉ có 25% trong tổng số chung trong cả nớc. Trong những năm vừa qua lực lợng nghiên cứu khoa học có tăng, song so với tốc độ gia tăng của các nớc khác thì ở Việt Nam tỷ lệ cán bộ nghiên cứu trên 1 triệu dân còn quá thấp, mới trên 300 ngời. Đội ngũ cán bộ khoa học công nghệ của chúng ta so với trớc có phát triển, nhng so với số dân hiện nay có khoản 4 cán bộ khoa học công nghệ trên 10.000 dân ( chỉ tiêu này ở Singapo là 40, Hàn Quốc là 47, Nhật Bản là 81) vào loại thấp trên thế giới nhng thuộc mức trung bình khá so với các nớc đang phát triển (ấn Độ: 1,1, Thái Lan: 2,5, Malaysia:4, Trung Quốc 2,5). Đội ngũ cán bộ khoa học công nghệ thiếu nhiều cán bộ đầu

[

[17] Nguyễn Hoàng Giáp - Khai thác môi trờng kinh tế quốc tế cho CNH - HĐH - Tạp chí nghiên cứu kinh tế số 267 tháng 8/2000

ngành, những chuyên gia giỏi, đặc biệt là những chuyên gia về công nghệ. Tỷ trọng cán bộ khoa học công nghệ hoạt động nghiên cứu và triển khai trong khu vực doanh nghiệp ở Việt Nam còn thấp khoảng 32% (Thái Lan con số này là 58,2%, Sigapo :44% , Hàn Quốc:48%). Số cán bộ đợc đào tạo về ngành công nghệ còn thấp, chỉ chiếm 15,4% trong tổng số đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ[18] .

Về độ tuổi, hiện tợng " lão hoá" trong đội ngũ cán bộ khoa học công nghệ là đáng kể. Theo số liệu điều tra, có trên 63% tiến sĩ, trên 32% phó tiến sĩ và trên 20%đại học đã trên 50 tuổi. Tuổi bình quân của cán bộ có học vị cao ( tiến sĩ, phó tiến sĩ) là 148,5, trong đó tiến sĩ là 52,1 và phó tiến sĩ là 48,1 [19].

1.4.2.Về tài chính

Kinh phí sự nghiệp khoa học chi cho nghiên cứu khoa học hàng năm cũng thấp so với thu nhập quốc dân, chỉ chiếm 0,3- 0,4%. Ngày 30/3/1991 Bộ Chính trị đã ra Quyết định 26- NQ /TW về khoa học và công nghệ trong sự nghiệp đổi mới, trong đó có đa ra mục tiêu ngân sách dành cho sự nghiệp khoa học công nghệ mỗi năm đạt 2% trong tổng ngân sách. Đến năm 2000, Quốc hội đã phê duyệt 2% tổng chi ngân sách dành cho khoa học và công nghệ trị giá trên 1350 tỷ VND. Nhng trên thực tế trong những năm vừa qua chúng ta mới chỉ dành cho chi phí khoa học công nghệ khoảng 1% trong tổng chi, nh vậy chúng ta mới đạt 50% nhu cầu chi phí. Với mức đầu t tài chính trên, ớc tính bình quân cho mỗi cán bộ khoa học công nghệ ngân sách nhà nớc đạt mức dới 1.000 USD/năm. Con số này rất thấp so với mức bình quân của thế giới là 55.000 USD. Một số n- ớc trong khu vực con số này là:Thái Lan 18000 USD/năm; Xinhgapo 53.000 USD; Hàn Quốc 56.000 USD; Nhật Bản 134.000 USD. Trong những năm qua, mặc dù Nhà nớc đã dành 1% vốn xây dựng cơ bản của nền kinh tế quốc dân để đầu t cơ sở vật chất cho các cơ quan khoa học và công nghệ, nhng chỉ mới đạt 50 USD cho một cán bộ khoa học và công nghệ trong một năm. So với các nớc, đầu t của Việt Nam quá thấp, chỉ chiếm 1/500 của Singapo, 1/240 của Hàn

[18],[19]Nguyễn Thanh Thịnh - Đào Duy Tính - Lê Dũng - Quy hoạch hệ thống nghiên cứu khoa học và triển khai công nghệ ở Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia 1999, Tr.126, 128,129.

Quốc,1/300 của Nhật Bản, 1/450 của ấn Độ, 1/40 của Thái Lan chỉ đủ duy trì mức tối thiểu tồn tại của cơ quan khoa học công nghệ[20] .

Bảng 2: Đánh giá khả năng bắt kịp các nớc láng giềng của Việt Nam Thứ hạng theo từng yếu tố ( lý tởng là 1)

Thứ hạng

chung nguyênTài Vốn Trình độ lao động thị trờngĐộ rộng Thể chế Dân tộc tính

Nhật Bản 1 10 1 1 2 1 1 Trung Quốc 2 1 5 5 1 8 5 Hàn Quốc 3 7 2 2 3 3 2 Đài Loan 4 7 3 3 7 4 3 Thái Lan 5 4 5 7 5 6 8 Mailaisia 6 3 7 6 6 5 7 Xinh-ga-po 7 9 4 4 10 2 3 Indonesia 8 2 8 9 4 8 10 Vi1ệt Nam 9 5 10 8 8 10 5 Philippin 10 6 9 9 8 7 9

Nguồn: Trần Hữu Dũng. Thử đánh giá khả năng bắt kịp các nớc láng giềng Việt Nam . T/c Nghiên cứu kinh tế ( số 268 - 9/2000) tr 9

Một phần của tài liệu Các giải pháp lựa chọn công nghệ thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động chuyển giao công nghệ nước ngoài Việt Nam (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(125 trang)
w